Trang chủTin tứcMáy ảnhCông nghệ Pixel Shift liệu có thể so sánh với cảm biến...

Công nghệ Pixel Shift liệu có thể so sánh với cảm biến có độ phân giải cao hơn hay không?

Đã có rất nhiều câu hỏi việc một cảm biến Micro Four Thirds hay full frame sử dụng Pixel Shift có thể cho ra các bức ảnh đọ sức được với ảnh trên các cảm biến medium format hay không? Jay P Morgan và Kenneth Merrill từ kênh The Slanted Lens đã thực hiện một video lý giải điều này.

Đầu tiên cần phải giải thích Pixel Shift là gì? Đây là công nghệ dịch chuyển cảm biến hình ảnh trên các máy ảnh kỹ thuật số nhằm mục đích tạo ra một bức ảnh có độ phân giải siêu cao. Bằng cách chụp nhiều bức ảnh lại với nhau và dịch chuyển cảm biến tới vị trí mới sau mỗi lần chụp mà không di chuyển thấu kính hay lớp lọc màu Bayer, sau khi hoàn thành sẽ cho ra tập hợp nhiều bức ảnh và kết hợp lại cho ra hình ảnh với độ phân giải cao và tái tạo màu sắc tốt hơn.

Trong video lý giải lần này, The Slanted Lens sẽ sử dụng ba chiếc máy ảnh Olympus OM-D E-M1 Mark III, Sony a7R IV và Fujifilm GFX 100 để so sánh. Câu hỏi cần trả lời là “Bỏ qua các hạn chế của Pixel Shift thì hai chiếc máy ảnh Olympus và Sony có thể cho ra một bức ảnh đủ so sánh với bức ảnh chụp cơ bản từ GFX 100 medium format 100MP không?”. Địa điểm thử nghiệm sẽ là bảo tàng mỹ thuật The Board với phong cách kiến trúc đủ để phân tích chi tiết và dynamic range.

- Advertisement -

Đầu tiên họ so sánh giữa máy ảnh full frame Sony với máy ảnh medium format GFX, khi sử dụng chế độ Pixel Shift với máy ảnh Sony sẽ có hai tuỳ chọn: ghép 4 ảnh lại cho ra một bức ảnh nét hơn so với độ phân giải 61MP, hoặc ghép 16 bức ảnh lại tạo ra bức ảnh lớn 240MP. Dưới đây là ảnh so sánh khi sử dụng ghép 4 ảnh và không ghép 4 ảnh.

Công nghệ Pixel Shift liệu có thể so sánh với cảm biến có độ phân giải cao hơn hay không?Dưới đây là ảnh sử dụng ghép 4 ảnh khi so sánh với ảnh chụp từ GFX 100, có thể thấy được độ chi tiết được giữ lại khá nhiều trên ảnh từ Sony so với Fujifilm:

Công nghệ Pixel Shift liệu có thể so sánh với cảm biến có độ phân giải cao hơn hay không?Tiếp đến dưới đây là ảnh sử dụng ghép 16 bức ảnh khi zoom lên, có thể thấy rõ sự khác biệt là Sony đem đến nhiều chi tiết hơn với Pixel Shift:

Công nghệ Pixel Shift liệu có thể so sánh với cảm biến có độ phân giải cao hơn hay không?Tiếp tục so sánh ảnh từ Olympus với Sony và Fujifilm, một điều khá lạ là các tập tin của Olympus khi mở với ứng dụng Workspace của chính nhà sản xuất thì lại cho ảnh sắc nét hơn so với Photoshop. Như vậy nếu người dùng sử dụng chế độ Pixel Shift trên Olympus thì nên mở ảnh bằng ứng dụng của Olympus để các bức ảnh ghép ảnh tốt hơn.

Công nghệ Pixel Shift liệu có thể so sánh với cảm biến có độ phân giải cao hơn hay không?Dưới đây là ảnh ghép 4 ảnh của Olympus so sánh với ảnh không ghép từ Sony, sau đó so sánh với ghép 4 ảnh từ Sony:

Công nghệ Pixel Shift liệu có thể so sánh với cảm biến có độ phân giải cao hơn hay không?Công nghệ Pixel Shift liệu có thể so sánh với cảm biến có độ phân giải cao hơn hay không?Cuối cùng là ảnh sử dụng Pixel Shift từ Omlympus với ảnh từ GFX 100:

Công nghệ Pixel Shift liệu có thể so sánh với cảm biến có độ phân giải cao hơn hay không?Công nghệ Pixel Shift liệu có thể so sánh với cảm biến có độ phân giải cao hơn hay không?Như vậy kết luận rằng việc sử dụng tính năng Pixel Shift chắc chắn sẽ cho ảnh chất lượng chi tiết hơn so với việc chụp một bức ảnh thông thường từ cảm biến độ phân giải cao hơn. Nhưng cần phải hiểu rõ là tính năng này chỉ lý tưởng khi chụp phong cảnh, hay các chủ thể đứng im, vì các chủ thể di chuyển sẽ khiến bức ảnh kém chi tiết hơn, hoặc ảnh nhoè hơn.

Công nghệ Pixel Shift liệu có thể so sánh với cảm biến có độ phân giải cao hơn hay không?Nhưng Jay ở đầu video đã nói rằng việc phân tích này chỉ dành cho việc in ấn để so sánh kĩ thuật vì thực tế nhiếp ảnh là sáng tạo, người ta sẽ trả tiền để có các bức ảnh đẹp và sáng tạo dù bạn có chụp nó ở bất kỳ đâu, bất kỳ hoàn cảnh nào. Dù bức ảnh có mờ, có kém chất lượng nhưng nếu nó sáng tạo và độc đáo thì vẫn sẽ có người mua nó. Thế nên các so sánh lần này chỉ dành cho những người “cuồng công nghệ”.

NguồnPetapixel
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan