Vào khoảng năm 2007, CEO của một công ty sản xuất smartphone bực bội vì nguyên mẫu sắp tới của công ty thường xuyên bị trầy xước mỗi khi ông lấy nó từ trong túi ra. Khi đó ông quyết định thay đổi lớp vỏ nhựa của màn hình, lấy kính cường lực được gia cố bởi các hợp chất hóa học và từ đó cái tên Gorilla Glass đã không thể thiếu trên các smartphone hiện nay.
Những ngày vào thời điểm năm 2007, các smartphone sử dụng lớp vỏ nhựa phía trên màn hình để bảo vệ khỏi các vệt trầy xước ngoài ý muốn. Vào những ngày đó, lớp nhựa này là tiêu chuẩn và nó vẫn làm tốt vai trò của mình. Tuy nhiên, có một CEO của một hãng sản xuất smartphone vẫn chưa vừa lòng về lớp vỏ nhựa này, và người đó chính là Steve Jobs.
Steve Jobs đã quyết định thay đổi lớp bảo vệ màn hình, từ nhựa thành kính cường lực được gia cố bởi các hợp chất hóa học và từ đó cái tên Gorilla Glass đã thành tiêu chuẩn cho ngày nay. Gorilla Glass được sản xuất bởi Corning, một hãng có lịch sử lâu dài trong ngành thủy tinh đặc biệt. Corning làm cho các dụng cụ ống nghiệm, bình thủy tinh đựng hóa chất Pyrex. Hãng cũng làm kính cho gương chính của kính viễn vọng Hubble và làm cho các cửa sổ của tàu con thoi. Corning thậm chí còn đã từng sản xuất kính cho bóng đèn của Thomas Edison.
Mặc dù là một cái tên lớn trong ngành công nghiệp kính cường lực, tuy nhiên Corning đã bị mất doanh thu trầm trọng suốt tận 5 năm và chỉ nhờ tới Steve Jobs cùng thành công cực mạnh từ iPhone, hãng mới lấy lại được những gì đã mất và còn thu về lợi nhuận.
Xu thế trang bị kính cường lực ngày càng hấp dẫn hơn, vào năm 2008 đã có iPhone 3G và T-Mobile G1, điện thoại Android đầu tiên, được trang bị kính cường lực Gorilla Glass và thu được nhiều sự chú ý hơn.
Năm sau đó, một số mẫu máy Symbians (ví dụ: Samsung i8910 Omnia HD và Nokia X6) đã sử dụng Gorilla Glass cũng như chiếc điện thoại feature phone khác nhau, như LG BL40 New Chocolate và thậm chí cả Samsung S3650 Corby nhỏ, giá cả phải chăng cũng được trang bị. Trong năm 2010, Gorilla Glass được trang bị trên khoảng 200 triệu điện thoại thông minh, theo dữ liệu từ Corning.
Và trong một thời gian dài lúc đó, Gorilla Glass đã là rất đủ. Tuy nhiên, với cuộc đua nâng cấp điện thoại mỏng hơn dẫn đến việc giới thiệu Gorilla Glass 2 vào năm 2012 – mỏng hơn 20% so với phiên bản đầu, nhưng cũng cứng cáp bằng phiên bản đầu theo Corning cho biết.
Sau đó mỗi năm, đều có một phiên bản mới của Gorilla Glass, như phiên bản 3 năm 2013 đã giảm phản xạ và vết bẩn từ dấu vân tay, phiên bản 4 năm 2014 đã cải thiện khả năng chống va đập, phiên bản 6 đã cải thiện các tính năng trên nhiều hơn nữa. Từ một cái tên chẳng mấy quen thuộc, đến một huyền thoại kính bảo vệ màn hình cho smartphone, Gorilla Glass không phải là loại kính cường lực duy nhất trên thị trường, nhưng Apple đã đưa sản phẩm của Corning phổ biến hơn.