Trang chủTin tứcDragonfly, dự án với sự mong muốn trở lại Trung Quốc của...

Dragonfly, dự án với sự mong muốn trở lại Trung Quốc của Google

Trong tuần qua, một số báo cáo cho rằng Google hiện đang phát triển ứng dụng tìm kiếm và một ứng dụng khác dành để đọc tin tức và chúng đều được kiểm duyệt để phù hợp với luật pháp tại Trung Quốc.

Trước đó Google đã cố gắng chống lại việc kiểm duyệt từ chính phủ Trung Quốc và đành phải bỏ cuộc và rời bỏ đất nước tỉ dân vào năm 2010. Và giờ đây dự án Dragonfly ám chỉ Trung Quốc và sự trở lại quốc gia này đang được triển khai.

Với phần mềm được kiểm duyệt bao gồm tìm kiếm các trang web bị cấm những trang web liên quan đến nhân quyền, dân chủ, tôn giáo và phản đối hoà bình. Ứng dụng mới này đã được phát triển trong một năm qua cùng đó Google cũng đồng thời đàm phán với chính phủ Trung Quốc, với việc sử dụng thuật toán để tuỳ chỉnh nội dung tìm kiếm hay các nội dung tin tức chính của Trung Quốc.

Với ứng dụng tìm kiếm được phát triển cho Android có tên “Maotai” hoặc “Longfei” không gồm các kí tự của Trung Quốc nhưng hiện tại vẫn chưa có một cái tên chính thức, phải đợi đến 6 hoặc 9 tháng nữa để ra mắt phiên bản cuối cùng. Google dự định với 3 bước dành cho thị trường tỉ dân đầu tiên sẽ triển khai ứng dụng tin tức để chính quyền ‘bình tĩnh’, sau đó giới thiệu ứng dụng tìm kiếm để tăng sự thích thú với dịch vụ và cuối cùng là mang nền tảng công cụ tìm kiếm được kiểm duyệt đầy đủ trở lại Trung Quốc.

Với việc mở đường trở lại Trung Quốc, Cơ quan giám sát nhân quyền Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng tuyên bố rằng điều này không có lợi cho tự do thông tin và tự do trên internet. “Trong việc đặt lợi nhuận trước nhân quyền, Google sẽ đặt ra một tiền lệ lạnh lùng và trao cho chính phủ Trung Quốc một chiến thắng”, “Điều này cũng đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về những gì mà Google bảo vệ, bảo vệ quyền riêng tử của người dùng, liệu Google bàn giao dữ liệu cá nhân nếu nhà chức trách Trung Quốc yêu cầu không?”.

Google đã từng triển khai một phiên bản kiểm duyệt của công cụ tìm kiếm tại Trung Quốc từ 2006 hoạt động khá hiệu quả cho đến năm 2010, Google đã phát hiện một cuộc tấn công lừa đảo tinh vi ở Trung Quốc trên cơ sở hạ tầng của mình, nhắm đến mục tiêu là thông tin của các nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc, bao gồm cả địa chỉ email. Sau cuộc tấn công Google buộc phải chuyển hệ thống của mình ở Trung Quốc sang một phiên bản không kiểm duyệt có trụ sở tại Hồng Kông, đồng thời thừa nhận phiên bản này có thể không phù hợp với Bắc Kinh và đúng như dự đoán nó không phù hợp thật và khiến Google từ bỏ đất nước tỉ dân.

Nếu xét tổng thể toàn cầu, Google hiện đang mở rộng ‘bản thân’ đến nhiều khu vực địa lí hơn từ Mỹ, Canada hoặc Châu Âu hay Châu Á nhưng với Châu Á có ít khác biệt bởi tại đây có Trung Quốc và có đến 772 triệu người sử dụng internet và việc bỏ qua hoàn toàn là sự hối tiếc trong việc tăng trưởng của Google.

Hiện nay tuyển dụng liên quan đến AI đang được triển khai khá mạnh ở đây, bắt đầu từ việc cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, việc tuyển được các nhân viên từ Trung Quốc đầu quân cho Google sẽ là thế mạnh để Hoa Kỳ có thể vượt qua Trung Quốc. Tuy nhiên đây cũng là một phần của việc Google vào Trung Quốc nhưng không làm thay đổi chuyện kiểm duyệt internet của Trung Quốc, cùng đó nhiều nhà hoạt động bị đe doạ bởi những nổ lực kiểm duyệt. Nếu tính ra thì giờ đã được 8 năm kể từ 2010 và tầm ấy thời gian sẽ khá khó khăn để tuyển dụng hay trở lại mạnh mẽ, trong khi đó Baidu là công cụ tìm kiếm hiện tại của Trung Quốc đã thật sự ‘không có đối thủ’ tại Trung Quốc và ngay 2010 nó cũng đã vượt qua Google.

Ngoài ra không hẳn là chỉ mỗi Google và Trung Quốc là căng thẳng, ngay cả Mỹ và Trung Quốc hiện cũng đang có những cuộc chiến về thuế đang diễn ra, nên câu hỏi về phía Trung Quốc liệu cho phép Google ‘quay lại thật’ hay không còn bỏ ngõ. Nhưng một tin vui rằng trong tuần trước Facebook đã có giấy phép để kinh doanh và mở một công ty con ở Trung Quốc, và phần của Google là họ cũng đã vật lộn khá nhiều để có được sự đồng ý của Cơ quan quản lý không gian mạng của Trung Quốc cho dự án Dragonfly này, nên việc quay lại Trung Quốc của Google hiện nay hoàn toàn khả thi.

NguồnTheVerge
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan