Trang chủTin tứcMáy ảnhCamera quỹ đạo HiRISE của NASA đã chụp ảnh cận cảnh bề...

Camera quỹ đạo HiRISE của NASA đã chụp ảnh cận cảnh bề mặt Sao Hoả

Các nhà khoa học tại đại học Arizona đã sử dụng camera quỹ đạo High Resolution Imaging Experience (HiRISE) để có thể chụp được bề mặt Sao Hoả.

Bằng cách sử dụng camera quỹ đạo High Resolution Imaging Experience (HiRISE) từ NASA, các nhà khoa học tại đại học Arizona đã chụp được Hẻm núi Valles Marineris trên Sao Hoả. Hẻm núi Valles Marineris này có chiều dài 4,000 km và sâu lên đến 7km, để hiểu rõ hơn cách hình thành và các hình dạng của hẻm núi từ đâu gây nên, các nhà khoa học muốn nghiên cứu hẻm núi này nên đã thực hiện các bức ảnh chụp.

Camera quỹ đạo HiRISE của NASA đã chụp ảnh cận cảnh bề mặt Sao Hoả

Camera quỹ đạo HiRISE là một Tàu quỹ đạo trinh sát sao Hỏa nặng chỉ 65kg, dài 1.6mm và có đường kính 0.9m. Theo NASA, đây là một camera đặc biệt có thể “chụp được hình ảnh chứa tới 28 Gb dữ liệu trong vòng 6 giây”.

- Advertisement -

Camera quỹ đạo HiRISE của NASA đã chụp ảnh cận cảnh bề mặt Sao Hoả

Camera HiRISE này có tiêu cự lên đến 12m, có khẩu độ F24 và có thể hoạt động ở bước sóng nhìn thấy được nhưng cũng có thể quan sát ở bước sóng bổ sung bằng cách sử dụng các bộ lọc khác nhau. Còn có 14 cảm biến CCD (Charge-coupled device) bên trong, mỗi cái có 2,048 x 128 điểm ảnh. Máy tính trên bo mạch của HiRISE có thể đọc các dòng từ các cảm biến theo thời gian với tốc độ của quỹ đạo so với bề mặt sao Hỏa. Ngoài ra, kích thước ảnh theo lý thuyết là vô hạn, nhưng thực tế nó bị giới hạn ở 28GB vì bộ nhớ của máy tính. Kích thước thực tế tối đa của hình ảnh được chụp bởi HiRISE phụ thuộc vào màu sắc của hình ảnh. Hình ảnh màu đỏ có thể lên đến 2520MP và hình ảnh xanh lam và hồng ngoại gần đạt tối đa 504MP.

Ảnh bề mặt Sao Hoả
Hẻm núi Valles Marineris

HiRISE đã bay vòng quanh quỹ đạo từ năm 2006 và dự án này tiêu tốn khoảng 40 triệu USD. Với việc sử dụng HiRISE, các nhà nghiên cứu có thể chụp ảnh bề mặt Sao Hoả nghiên cứu chặt chẽ các khu vực khác nhau của hẻm núi, bao gồm cả Tithonium Chasma được nhìn thấy trong hình trên. Với khả năng cho độ phân giải của HiRISE, các vết cắt chéo có thể nhìn thấy trên bề mặt sao Hỏa, mà các nhà nghiên cứu tin rằng đó là dấu hiệu của ‘các chu kỳ đóng băng và tan băng cổ đại’ trên sao Hỏa. Những hình ảnh cũng cho thấy bằng chứng về những trận lở đất cổ đại và thậm chí cả những con sông cổ đã giúp hình thành hẻm núi ấn tượng.

NguồnDPreview
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan