Trang chủTin tứcAI - IoTVideo phóng to tới trung tâm siêu lỗ đen của thiên hà...

Video phóng to tới trung tâm siêu lỗ đen của thiên hà Messier 87

Vào khoảng năm trước, chúng ta đã chứng kiến sự kiện lịch sử về bức ảnh lỗ đen đầu tiên nhìn thấy được và hiện tại, một video phóng to từ Trái Đất tới trung tâm siêu lỗ đen đó cho thấy được kích thước của nó thật sự lớn đến mức nào.

Vào khoảng tháng 4/2019, các Tổ chức Khoa học Quốc gia (NSF) đã đăng tải một bức ảnh chụp lỗ đen siêu khổng lồ và đây là bức ảnh nhìn thấy được đầu tiên về lỗ đen vũ trụ. Hình ảnh này thuộc dự án Kính viễn vọng Chân trời Sự Kiện (Event Horizon Telescope – EHT), được tạo ra bởi sự kết hợp giữa 8 đài quan sát khắp trên thế giới, tạo ra một chiếc kính ảo với kích thước lớn hơn, và sự kết hợp của nhiều chuyên gia thiên văn học. Hình ảnh được công bố là hình ảnh ‘trái tim’ của thiên hà Messier 87 (M87), thuộc siêu thiên hà Xử Nữ (Virgo), cách trái đất gần 55 triệu năm ánh sáng, và hố đen này có khối lượng gấp 6,5 tỷ lần Mặt trời theo con số chính thức từ Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF) của Mỹ, vì khối lượng khủng khiếp này khiến hố đen có thể bẻ cong không – thời gian xung quanh, đốt cháy toàn bộ mọi thứ xung quanh nó và đẩy lên đến nhiệt độ cực đại.

Video phóng to tới trung tâm siêu lỗ đen của thiên hà Messier 87Về cơ bản, hãy thử nghĩ rằng một ngôi sao lớn gấp 10 lần Mặt Trời của chúng ta đang bị ép xuống một quả cầu nhỏ chỉ bằng thành phố New York, kết quả là trường lực hấp dẫn mạnh đến nỗi mà cả ánh sáng cũng không thể thoát được. Chính vì vậy mà sự kiện bức ảnh khi đó là một sự kiện lịch sử lớn vì rất may mắn nhân loại đã có thể chụp được bức ảnh lỗ đen vũ trụ, mặc dù bức ảnh trông rất mờ.

Trung tâm Quan sát phía nam Châu Âu (ESO) mới đây đã đăng tải một video phóng to từ Trái Đất tới trung tâm siêu lỗ đen đó cho thấy được kích thước của nó thật sự lớn đến mức nào. Về bức ảnh vào hồi năm 2019, bức ảnh được chụp từ hệ thống quan sát đồng bộ các kính thiên văn và sử dụng vòng xoay của Trái Đất để quan sát ở bước sóng 1.3mm. Kết quả cho ra là độ phân giải góc 20 micro-arcseconds và để so sánh thì độ phân giải này đủ để đọc báo ở New York từ một quán cà phê ở Paris nước Pháp. Dưới đây là video giải thích cách hoạt động của hệ thống kính thiên văn:

Như vậy là bạn đã có thể hiểu hệ thống ống kính này chụp xa đến đâu và lỗ đen này thật sự to lớn.

NguồnDPreview
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan