Phát hiện một lỗ đen siêu khổng lồ, nuốt chửng mỗi ngày một ngôi sao nặng gần tương đương Mặt Trời

Các nhà khoa học vừa mới đây đã phát hiện ra J2157*, một lỗ đen siêu khổng lồ với khối lượng gấp 34 tỷ lần Mặt Trời và mỗi ngày nuốt chửng một hành tinh có trọng lượng tương đương Mặt Trời.

Lỗ đen này được các nhà khoa học quan sát vào năm 2018 và được đặt tên là J2157* khi nó phát ra một lượng bức xạ khổng lồ ở trung tâm thiên hà J2157, cách Trái Đất hàng tỷ năm ánh sáng. Theo các phép tính đo đạc, lỗ đen này có khối lượng gấp 34 tỷ lần Mặt Trời và nó đang nuốt chửng lượng vật chất tương đương với khối lượng vật chất của một ngôi sao như Mặt Trời mỗi ngày.

Phát hiện một lỗ đen siêu khổng lồ, nuốt chửng mỗi ngày một ngôi sao nặng gần tương đương Mặt TrờiTheo nhà thiên văn học Christopher Oken của Đại học Quốc gia Australia cho biết, khối lượng lỗ đen này gấp 8000 lần so với lỗ đen ở trung tâm Ngân Hà của chúng ta, nếu lỗ đen ở trung tâm Ngân Hà của chúng ta muốn đạt khối lượng tương đương J2157* thì sẽ phải nuốt chửng 2 phần 3 số sao trong thiên hà.

Phát hiện một lỗ đen siêu khổng lồ, nuốt chửng mỗi ngày một ngôi sao nặng gần tương đương Mặt Trời

Vào thời điểm phát hiện lỗ đen J2157*, các nhà thiên văn học đã ước tính khối lượng của nó chỉ vào khoảng 20 tỷ lần so với Mặt Trời và được phân loại vào “Lỗ đen siêu khổng lồ”. Nhưng tính toán vào thời gian đó cho thấy khối lượng vật chất mà J2157* nuốt chửng mỗi ngày chỉ tương đương với một nửa khối lượng vật chất của Mặt Trời. Nhưng kể từ đó cho tới nay, các nhà thiên văn đã áp dụng một số phép tính đo đạc khác và kết quả mới cho thấy khối lượng của lỗ đen này đã cao gấp đôi so với những ước tính ban đầu. Chưa dừng lại, theo ước tính thì khối lượng vật chất mà nó nuốt vào mỗi ngày cũng tăng lên, gần bằng khối lượng vật chất của Mặt Trời và theo ước tính, bán kính chân trời sự kiện của lỗ đen J2157* đạt khoảng 670 AU, quy đổi ra bằng khoảng 670 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời (tương đương 1.002e+11 km).

Phát hiện một lỗ đen siêu khổng lồ, nuốt chửng mỗi ngày một ngôi sao nặng gần tương đương Mặt Trời
Lỗ đen Sagittarius A*

Lỗ đen mới được phát hiện này thậm chí còn lớn hơn Sagittarius A*, lỗ đen siêu lớn ở trung tâm Dải Ngân Hà mà trước đó nhân loại đã may mắn chụp lại được bức ảnh. Theo đó Sagittarius A* có khối lượng gấp khoảng 4 triệu lần Mặt Trời mà thôi. Tuy nhiên J2157* không phải là lỗ đen lớn nhất từ trước tới nay được phát hiện ra mà kỷ lục lỗ đen lớn nhất thuộc về TON 618, có khối lượng gấp 66 tỷ lần khối lượng Mặt trời, nằm cách chúng ta khoảng 10.4 tỷ năm ánh sáng.

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan