Trang chủTin tứcĐời sống - Giải tríNguồn gốc các câu thơ "lạ" đang là xu hướng cộng đồng...

Nguồn gốc các câu thơ “lạ” đang là xu hướng cộng đồng mạng

Dạo một vòng internet hôm nay, chắc hẳn bạn đã nghe các câu thơ tưởng như quen thuộc nhưng vần điệu của nó lại rất lạ có đúng không? Thế bạn có biết nguồn gốc của thể loại đọc ca dao mới đang là trend hot này xuất phát từ đâu không?

Ví dụ như:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn Thái Sơn
Một lòng thờ mẹ Thái Sơn
Cho tròn chữ hiếu mới là Thái Sơn

Hoặc là:

Ai ơi chớ vội cười nhau
Cười người hôm trước, hôm sau cười nhau

Đây chính trend mới do một nhóm bạn đùa với nhau và diễn viên hài Huỳnh Lập đã thấy được. Thấy khá vui và giải trí, Huỳnh Lập đã đăng tải các bức ảnh vui nhộn của mình và kèm các câu thơ và ca dao đã được tinh chỉnh lại. Điều đặc biệt là các câu thơ này khá quen thuộc, nhưng khi kết đều không hề vần điệu mà lặp tại cụm từ của câu trên. Ví dụ khác:

Qua sông phải bắt cầu kiều
Muốn con hay chữ phải bắt cầu kiều

- Advertisement -

Ở đây câu thơ gốc là “Qua sông phải bắt cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”, nhưng theo trend hiện nay thì ở thì vần thứ hai là lấy thầy được thay bằng từ của vần đầu là cầu kiều. Lúc này câu thơ nghe khá ngang tai nhưng đôi khi ở một số ca dao nó lại vần và đồng thời cũng khá hài hước. Hoặc đôi khi có một số trường hợp chế lại các chữ khiến cho ca dao trở nên thú vị hơn. Một số ví dụ khác của Huỳnh Lập:

Nguồn gốc các câu thơ "lạ" đang là xu hướng cộng đồng mạngNguồn gốc các câu thơ "lạ" đang là xu hướng cộng đồng mạngNguồn gốc các câu thơ "lạ" đang là xu hướng cộng đồng mạngNguồn gốc các câu thơ "lạ" đang là xu hướng cộng đồng mạng

Tất nhiên vì chỉ là giải trí nên khi theo trend này các bạn nên hạn chế chế thơ tục tĩu nhé. Bạn có thể truy cập vào bài đăng của diễn viên Huỳnh Lập để cùng xem các câu thơ hay khác từ mọi người:

https://www.facebook.com/dienvienhuynhlap/posts/2715766381976575

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan