OPPO Find X2 sắp ra mắt sẽ được trang bị công nghệ lấy nét All Pixel Omni-Directional Phase Detection Autofocus, vậy thì công nghệ này khác biệt như thế nào so với công nghệ hiện tại?
All Pixel Omni-Directional Phase Detection Autofocus tạm dịch là Lấy nét Tự động Tất cả Điểm ảnh Theo pha Đa hướng. Tuy nhiên để hiểu rõ về công nghệ lấy nét này, hãy đi từ công nghệ lấy nét cơ bản nhất trên điện thoại.
Focus Pixel
Focus Pixel là một cụm từ dùng để marketing của Apple, thực tế thì đây khá giống với công nghệ lấy nét cơ bản là lấy nét theo pha Phase Detect Autofocus (PDAF). Focus Pixel về cơ bản là lấy nét điểm ảnh theo pha trên một cảm biến ảnh, lần đầu tiên được giới thiệu trên iPhone 6 vào năm 2014.
Mặc dù Focus Pixel nhanh hơn lấy nét tự động phát hiện tương phản (Contrast Detect Autofocus), tuy nhiên thế hệ PDAF các điểm ảnh này được dùng cho lấy nét chứ không phải hình ảnh. Nghĩa là chúng cần được phân bổ ra trên bề mặt cảm biến. Với cách phân bổ này, các Focus Pixel hay các điểm ảnh lấy nét có thể chiếm ít nhất 5% diện tích cảm biến. Điều này khiến cho hệ thống này lấy nét chậm và kém chính xác hơn lấy nét tự động.
Dual Pixel
Canon lần đầu tiên giới thiệu lấy nét theo pha Dual Pixel trên các máy ảnh vào năm 2013, rồi sau đó tới Samsung là hãng di động đầu tiên giới thiệu công nghệ này vào năm 2016 trên Galaxy S7 và S7 Edge. Mỗi điểm ảnh lấy nét theo pha Dual Pixel được chia thành hai đi-ốt quang (photodiodes) nhạy cảm với ánh sáng, mỗi cái sẽ có riêng microlens hoặc ống kính trên chip (on-chip lens, OCL).
Với lấy nét theo pha Dual Pixel, 100% các điểm ảnh trên cảm biến ảnh được dùng cả cả hình ảnh và lấy nét. Sự sắp xếp này cải thiện đáng kể hiệu suất lấy nét của cảm biến điện thoại thông minh cả về tốc độ lẫn độ tin cậy khi lấy nét.
Quad Pixel
Quad Pixel là nâng cấp của Dual Pixel, mặc dù nó vươt trội hơn rất nhiều nhưng nó vẫn còn có các hạn chế. Bởi vì cách các điểm ảnh nhạy sáng (photosite) được tách ra, Dual Pixel PDAF có thể gặp khó khăn khi lấy nét một các chính xác các đường ngang. Điều này bởi vì sự định hướng của tách điểm ảnh có thể kiến chúng kém nhạy cảm với các vật thể thiếu sự thay đổi khuôn mẫu trong hướng ngang.
Quad Pixel được thiết lập để nhắm tới giải quyết vấn đề này, bằng cách tách điểm ảnh ra làm bốn. Mỗi điểm ảnh trong hệ thống Quad Pixel PDAF có khả năng phân thích trái/phải và trên/dưới. Điều này giảm bớt đi vấn đề trên lấy nét tự động ngang và thậm chí còn đáng tin cậy, chính xác hơn cả Dual Pixel PDAF.
All Pixel
All Pixel Omni-Directional PDAF là tên của Apple đặt cho khả năng lấy nét tự động từ cảm biến 2×2 OCL của Sony. 2×2 OCL về cơ bản là thiết lập Quad Pixel Quad Bayer với một ống kính tụ trên mỗi pixel, bao gồm cả bốn đi-ốt quang. Điều này sẽ giúp 100% các điểm ảnh của cảm biến ảnh được dùng cho lấy nét và hình ảnh.
Cảm biến trong chiếc OPPO Find X2 sắp tới sẽ rất lớn, điều này sẽ phù hợp với việc chia 4 điểm ảnh mà không làm giảm độ phân giải cảm biến hay khả năng thu thập ánh sáng. Vì vậy là lấy nét tự động All Pixel không chỉ nhanh hơn các phương thức PDAF hiện tại mà còn cung cấp khả năng lấy nét trong điều kiện thiếu sáng tốt hơn.
Ngoài ra còn có các lợi ích khác của giải pháp 2×2 OCL từ Sony bên cạnh việc lấy nét tự động được cải thiện trong mọi tình huống ánh sáng và tự động lấy nét tốt hơn bất kể hình dạng và kiểu đối tượng. Cấu trúc Quad Bâyer còn có nghĩa là cảm biến sẽ có độ nhạy cao hơn và giảm noise trong các điều kiện thiếu sáng ở ảnh và video.
Theo như Sony, xuất ra HDR trong thời gian thật có thể thông qua một “công nghệ đặc biệt kiểm soát phơi sáng và chức năng xử lý tín hiệu”. Sony cũng ghi chú thêm là thiết kế và công nghệ sản xuất 2×2 OCL làm tăng hiệu quả sử dụng ánh sáng. Snapdragon 865 cũng sẽ cho phép nhiều tính năng khác của máy ảnh cho chiếc OPPO Find X2. Tuy nhiên vẫn còn phải chờ để xem các tính năng này là gì. OPPO Find X2 sẽ được ra mắt sớm trong thời gian sắp tới.