Trang chủTin tứcKhác biệt giữa máy ảnh cảm biến Full-frame và Crop?

Khác biệt giữa máy ảnh cảm biến Full-frame và Crop?

Với những bạn tiếp xúc nhiều hay tìm hiểu nhiều về máy ảnh hẳn đã từng nghe qua các khải niệm về máy ảnh Full-frame và Crop. Vậy nó là gì? Sự khác nhau là như thế nào? Ảnh hưởng của nó lên bức ảnh như thế nào?

maxresdefault-2

Đây là 2 khái niệm rất quen thuộc và nó gắn liền với từng dòng máy ảnh khác nhau. Các bạn sẽ dễ dàng tìm được nhiều tài liệu trên mạng nói về sự khác nhau giữa 2 khái niệm này, cả tiếng anh lẫn tiếng Việt.

Sẽ có rất nhiều khác biệt giữa một chiếc máy ảnh Full-frame và Crop. Trong bài này, mình muốn chia sẻ những khác biệt cơ bản nhất, những gì mà các bạn thấy ngay sự khác biệt của 2 khái niệm này. Mình sẽ cố gắng chia sẻ đơn giản nhất có thể để các bạn mới chơi có thể hiểu được. Mình chia ra thành những điểm khác biệt bến dưới nhưng chúng đều có sự liên hệ với nhau.

Khác biệt giữa máy ảnh cảm biến Full-frame và Crop?

Kích thước cảm biến (sensor)

Trước khi đề cập chi tiết mình lướt qua một vài khái niệm.

Cảm biến là gì?

Cảm biến (sensor) là trái tim của mọi chiếc máy ảnh, đây là nơi tiếp nhận những thông tin của bức ảnh sau khi nó đi qua ống kính.

Kích thước cảm biến là gì?

Kích thước cảm biến là diện tích tiếp nhận thông tin từ bức ảnh, nó không liên quan đến số điểm ảnh trên cảm biến. Có nhiều thích thước cảm biến khác nhau. Trong đó có hai loại phổ biến nhất là Full-frame và Crop.

  • Full-frame ???: Full-frame tức nghĩa cảm biến này có kích thước bằng với khổ phim 35mm trước đây.
  • Crop ??? Crop tức nghĩa khung ảnh bị cắt xén theo một tỉ lệ nào đó so với Full-frame. Mỗi hãng có một tỉ lệ crop khác nhau. Xem hình bên dưới

1000px-sensor_sizes_overlaid_inside_-_updated.svg__largest-no-more-than-580x630

Bức ảnh này thể hiện sự tương quan kích thước cảm biến giữa các loại hay sự khác nhau giữa tỉ lệ crop giữa các hãng. Nếu phức tạp quá… chuyển xuống hình bên dưới 🙂sensor-size

Bức ảnh này đơn giản hơn, đây là những gì mà những anh em chơi nhiếp ảnh sẽ nói nhiều trong đời thường. Nhưng nếu bạn muốn hiểu sâu và muốn biết rõ chiếc máy trên tay mình có tỉ lệ crop bao nhiêu thì xem hình trên, sẽ chi tiết và đầy đủ.

Và tất nhiên Full-frame sẽ có lợi hơn so với Crop. Lợi gì? Xem tiếp bên dưới 😀

Góc nhìn

Có thể bạn đã từng nghe ai đó nói rằng Full-frame sẽ “rộng” hơn Crop, vậy “rộng” là “rộng” như nào?!? Mời bạn xem hình ảnh minh hoạ, mình giải thích thêm bên dưới

crop-vs-ff1

Tấm ảnh này sẽ minh hoạ cho phần lý thuyết. Bạn có thể thấy cùng một vị trí cách chủ thể, cùng tiêu cự ống kính thì cảm biến Full-frame sẽ tái hiện được đầy đủ chủ thể hơn Crop. Với cảm biến crop bạn muốn lấy trọn chủ thể thì phải lùi xa chủ thể hoặc phải dùng ống kính góc rộng hơn.

50mm

Ví dụ thực tế. “Rộng” hơn là vậy đó 😀

Same-distance-away-from-subject

So sánh trực tiếp. Cùng thông số, cùng ống tính. Đây là sự khác biệt giữa Full-frame và Crop.

Chất lượng ảnh, đặc biệt là thiếu sáng

Về lý thuyết, cảm biến có kích thước lớn hơn sẽ nhận được nhiều ánh sáng từ ngoài đi vào hơn. Để dễ hiểu các bạn có thể hình dung đến cái vòi nước, bạn mở vòi rộng thì nước chảy nhiều, hẹp thì chảy ít. :D.  Với nhiều ánh sáng hơn, bạn sẽ có một bức ảnh nhiều thông tin hơn, chi tiết tốt hơn, nổi khối hơn.

maxresdefault-1

Bên trái là Full-frame, phải là Crop 1.5. Chi tiết ảnh bên trái tốt hơn nhiều.

Depth-of-field-comparison-with-APS-C-vs-Full-frame-sensors-Nikon-D600-vs-Nikon-D5200-iLHP

Tiêu cự ống kính, DOF

Ở phần Góc nhìn  các bạn đã biết nếu cùng một tiêu cự ống kính thì Full-frame sẽ cho một bức ảnh rộng hơn.

maxresdefault

Gắn ống tiêu cự 50mm lên máy Full-frame sẽ là góc nhìn của 50mm, nhưng gắn lên Crop sẽ cho góc nhìn của 75mm (theo tỉ lệ Crop 1.5). Vậy tức nếu để có góc nhìn như Crop bạn sẽ phải sử dụng ống kính có tiêu cự dài hơn hoặc đứng gần mẫu hơn. Và điều này sẽ ảnh hướng trực tiếp đến độ xoá phông hay còn gọi là DOF (Depth of Field). Mình lấy ví dụ bên dưới:

full-frame-vs-crop-sensor-photo2

Cùng vị trí, cùng thông số ảnh, để có cùng góc nhìn thì trên Full-frame phải dùng ống kính tiêu cự dài hơn. Kết quả là bức ảnh bên trái có độ xoá phông mạnh hơn 😀

maxresdefault-1

Đây là trường hợp nếu không dùng tiêu cự ống kính dài hơn thì phải tiến gần chủ thể hơn. Kết quả là sẽ có độ xoá phông mạnh hơn.

DSC_3196-3198-edit_sizes

Tóm lại, Khi có cùng một góc nhìn so với máy Crop, thì ảnh từ máy Full-frame sẽ có mức xoá phông mạnh hơn 😀

Tổng kết

Mọi thứ sinh ra đều có lý do của nó. Full-frame sẽ dành cho những bạn có nhu cầu cao, chuyên nghiệp hơn. Máy Crop sẽ thích hợp với những bạn mới chơi, hay những bạn đã qua bước entry thì có thể nâng cấp dòng Crop cao hơn do nhu cầu không cần thiết đến Full-frame. Cái nào cũng có cái hay của nó, riêng cá nhân mình vẫn dùng máy Crop Micro Four-Thirds của Olympus 😀

Nếu có gì thắc mắc, cứ để lại comment bên dưới, mình sẽ cố hết sức giải đáp.

Hi vọng bài viết này giúp ích được các bạn. Chúc các bạn chọn được máy ưng ý!

Nguồn ảnh: Tổng hợp từ Internet

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan