Trang chủTin tứcMáy ảnhISO là gì? Tất tần tật về ISO mà bạn cần biết

ISO là gì? Tất tần tật về ISO mà bạn cần biết

ISO là gì, Nếu bạn là một người đam mê nhiếp ảnh, hay chỉ có sở thích chụp ảnh, bạn có biết được ISO thường được sử dụng là gì hay không?

ISO là gì?

ISO là tên mà được nhiều người gọi là “độ nhạy sáng” trong nhiếp ảnh, nó tương tự như hệ thống đã được sử dụng trong phim nhưng có một vài điểm khác biệt cơ bản và những khác biệt này đã tăng lên theo thời gian cho tới hiện tại. Nói đơn giản nhất có thể, ISO sẽ cho biết rằng sử dụng các nấc EV cụ thể ở mức nhất định sẽ cho hình ảnh trông giống như chúng ta mong đợi. Điều này đúng với thế hệ nhiếp ảnh trước sử dụng phim khi thang đo sáng chưa hiệu quả nhiều như các máy ảnh hiện đại.

ISO là gì? Tất tần tật về ISO mà bạn cần biếtNhưng đôi khi người ta thường cho rằng việc tăng ISO chỉ là khuếch đại lên, khuếch tại điện áp cho các tín hiệu analog đến từ các điểm ảnh. Giống như việc tăng âm lượng vậy. Nhưng thực tế điều này là hiểu sai và sẽ khiến nhiều người hiểu sai luôn cả cách máy ảnh hoạt động. Hầu như tất cả các máy ảnh hiện đại đều có ít nhất một chế độ hoặc chức năng tách khỏi khái niệm ISO = Khuếch đại.

Vậy thì ISO thực sự là gì?

ISO trong các máy ảnh kỹ thuật số được thiết kế giống với tiêu chuẩn tốc độ phim ASA đã được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế áp dụng vào năm 1974. ISO được dùng để mô tả phản ứng của toàn bộ quá trình xử lý, liên quan đến phơi sáng với độ sáng của hình ảnh cuối khi cho ra.

- Advertisement -
ISO là gì? Tất tần tật về ISO mà bạn cần biết
ISO trong chụp ảnh kỹ thuật số dựa trên độ sáng của JPEG cuối cùng. Nó không chỉ định làm thế nào để đạt được độ sáng này. Nó không chỉ định mối quan hệ giữa Chiếu sáng, Phơi sáng và khuếch đại cho các tệp RAW.

Tuy nhiên, có một điểm khác biệt cơ bản: tiêu chuẩn phim xác định ‘tốc độ’ của phim sẽ cho âm bản phơi sáng chính xác (đối với phim in) khi kết hợp với mức phơi sáng và mức chiếu sáng nhất định, nhưng nó sẽ không cho biết gì về mức độ sáng hay tối của bức ảnh bạn sắp in ra. Tiêu chuẩn kỹ thuật số bao gồm sự phản hồi của toàn bộ quá trình cho ra bức ảnh JPEG cuối cùng với độ sáng “chính xác”.

Để hiểu rõ hơn về tác động của ISO tới nhiếp ảnh của bạn, bạn cần hiểu rõ hơn các khái niệm sau đây vì nó có liên kết với chúng:

  • Exposure (phơi sáng): Mức độ ánh sánh đi tới cảm biến của máy ảnh, được dựa trên mức độ chiếu sáng, tốc độ màn trập và giá trị khẩu độ được sử dụng.
  • Lightening (làm sáng): Tổng của tất cả quá trình xử lý mà máy ảnh của bạn mang lại độ sáng hình ảnh mong đợi từ lần phơi sáng này. “Làm sáng” bao gồm cả khuếch đại analog và bất kỳ xử lý kỹ thuật số tiếp theo nào.

Tách biệt các khái niệm này ra sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các khái niệm còn lại, đặc biệt giúp bạn nhận ra rằng suy nghĩ “tăng ISO sẽ luôn luôn tăng noise”. Trong nhiều trường hợp, đây là suy nghĩ đúng nhưng một số trường hợp khác thì không. Ví dụ như khi bạn giảm phơi sáng, giảm ISO thì hình ảnh lại tăng noise nhiều hơn, điều này là do bạn đang chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu hơn và ánh sáng đi vào cảm biến là ngẫu nhiên và bị noise.

Vậy thì làm sao định nghĩa được thế nào là “đủ sáng”, “đúng sáng”?

Trước khi đi sâu vào cần phải làm rõ hai khái niệm của ISO hiện đang được dùng trong máy ảnh:

  • SOS – Standard Output Sensitivity tạm dịch Độ nhạy tiêu chuẩn đầu ra
  • REI – Recommended Exposure Index tạm dịch Chỉ số phơi sáng được đề xuất

SOS là đơn giản nhất, về cơ bản nó nói rằng nếu bạn nhận được một bức ảnh JPEG sRGB với các giá trị độ sáng là 118 (xám trung bình) từ một mục tiêu màu xám ở giữa với mức độ chiếu sáng và cài đặt phơi sáng nhất định, thì điều này phải thể hiện một mức ISO nhất định. Đây là biến thể gần giống nhất với tiêu chuẩn tốc độ phim cũ.

ISO là gì? Tất tần tật về ISO mà bạn cần biết

REI là biến thể được thiết kế cho các chế độ đo sáng đa trọng lượng. Điều này tương tự như hệ thống SOS, ngoại trừ nó không chỉ định độ sáng của hình ảnh cuối cùng. Thay vào đó, nhà sản xuất phải quyết định xem đúng sáng là trông như thế nào. Chính vì vậy nên nó không thể đo lường được vì định nghĩa đúng sáng của mỗi người là khác nhau, cho nên bức ảnh cuối cùng cho ra cũng sẽ khác nhau.

Trong hầu hết các trường hợp, kết quả từ hai hệ thống thường khá giống nhau, nhưng trong máy ảnh dựa trên REI, bạn có thể lấy đồng hồ đo ánh sáng của bạn ra đo và lúc này bạn sẽ thấy làm theo lời khuyên của máy ảnh sẽ cho ra bức ảnh có độ sáng cụ thể. Bên cạnh đó, tài liệu ISO 12232 cũng chỉ định các cách khác để đánh giá phản ứng của máy ảnh (dựa trên điểm bão hòa hoặc dựa trên mức độ nhiễu), nhưng đây không phải là những cách mà máy ảnh của bạn sẽ luôn tuân thủ. Vì vậy các thông số trong tập tin EXIF không phải lúc nào cũng đúng.

Vậy thì RAW thì sao?

Raw thường được nói là giống như một ‘âm bản kỹ thuật số’ nhưng như chúng ta đã thấy, không giống như tiêu chuẩn phim thì phiên bản kỹ thuật số của ISO không chỉ định điều gì sẽ xảy ra trong tệp RAW của bạn. Bản cập nhật mới nhất cho tiêu chuẩn ISO làm cho nó rõ ràng rằng nó không áp dụng cho các tệp RAW. Cho đến khi tone curve được áp dụng, một tệp RAW không có ‘màu xám trung bình’ tuỳ thuộc vào nhà sản xuất quyết định giá trị nào trong RAW được sử dụng.

Nếu bạn thấy một đồ thị hiển thị “ISO được đo” so với “ISO từ nhà sản xuất” thì có nguy cơ bị đánh lừa. Những gì mà nó thể hiện cách các cài đặt ISO của máy ảnh được đem đến, phân phối và liên quan tới một hệ thống tuỳ ý giả định rằng tệp RAW của bạn sẽ bão hoà ở một múc phơi sáng nhất định. Bạn sẽ tìm ra cách điều chỉnh bằng các biểu đồ này, nhưng sau cùng chúng không thể hiện độ chính xác của ISO vì tiêu chuẩn ISO không định nghĩa mối liên hệ nào giữa phơi sáng và độ bão hoà của RAW.

NguồnDPreview
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan