Trang chủTin tứceSIM là gì? Tất cả những điều chúng ta cần biết về...

eSIM là gì? Tất cả những điều chúng ta cần biết về eSIM

Chúng ta đã trải qua thời của Mini-SIM, Micro-SIM rồi Nano SIM và có khả năng sắp tới sẽ là eSIM. Vậy eSIM là gì? Công dụng ra sao? Khi nào sử dụng được eSIM? 

eSIM là gì? Tất cả những điều chúng ta cần biết về eSIM

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về eSIM, sẽ dễ dàng hơn khi bạn biết SIM là gì. SIM là viết tắt  từ cụm “Subscriber Identity Module” ( tạm dịch là bộ nhận dạng thuê bao). Về cơ bản, SIM chứa thông tin xác thực danh tính của bạn với nhà cung cấp dịch vụ mạng. Nói cách khác, thẻ SIM là điều nói với nhà mạng rằng bạn là ai – và nếu không có SIM, nhà mạng sẽ không biết bạn đã đăng ký vào mạng của họ và do đó sẽ không cho phép bạn sử dụng mạng di động đó. Không có SIM thì thiết bị không thể kết nối mạng di động. Và bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu sang eSIM.

eSIM là gì?

- Advertisement -

eSIM là gì? eSIM là một dạng “SIM nhúng” hay nói một cách dễ hình dung hơn thì eSIM giống như một chiếc SIM điện tử. Thay vì dùng thẻ sim vật lý, eSIM là công nghệ SIM được tích hợp ngay trong điện thoại. Đó là một con chip nhỏ được sử dụng để xác thực danh tính của bạn với nhà cung cấp dịch vụ mạng. Với thẻ SIM truyền thống, bạn phải chuyển SIM nếu đi nước ngoài hay nếu bạn muốn chuyển sang nhà mạng khác. Vậy các bạn hẳn sẽ tự hỏi rằng nếu eSIM là một SIM tích hợp trên điện thoại thì có nghĩa là chúng ta phải chuyển đổi qua lại điện thoại cho từng nhà mạng khác nhau? Rất may, câu trả lời là không. Trên thực tế, một trong những ưu điểm của công nghệ eSIM là nó làm cho việc chuyển mạch dễ dàng hơn nhiều. Giúp sử dụng được cho tất cả các thiết bị và nhà mạng và việc chuyển đổi nhà mạng cũng vô cùng dễ dàng. Nếu bạn muốn sử dụng hai SIM cùng lúc, công nghệ eSIM hỗ trợ nhiều tài khoản và chuyển đổi giữa chúng cũng rất dễ dàng. Google Pixel 2 là một trong số điện thoại đầu tiên hỗ trợ công nghệ eSIM và ứng dụng quản lý eSIM cũng được tung ra trên Google Play.

eSIM cũng sẽ hữu ích vì một lý do khác nữa đó chính là làm cho các thiết bị nhỏ hơn và mỏng hơn nữa. Apple Watch Series 3 đã tiên phong khi sử dụng eSIM và đó là một phần trong cách Apple làm cho thiết bị có kích thước nhỏ nhắn, gon gàng hơn những thế hệ trước.

Khi nào chúng ta có thể bắt đầu trải nghiệm được eSIM?

Có thể cần phải mất thêm một khoảng thời gian nữa thì tiềm năng của eSIM mới có thể được khai thác một cách triệt để. Có khả năng trong tương lại gần không chỉ các nhà sản xuất bắt đầu sản xuất các thiết bị có eSIM mà các nhà mạng có thể cũng phải buộc hỗ trợ công nghệ mới đó. eSIM rất hữu ích khi bạn đi du lịch, ra nước ngoài, cũng không phải lo lắng về các chuẩn sim Nano hay Micro mỗi khi thay đổi thiết bị và tất nhiên là sẽ không cần đến que chọc sim phiền toái nữa. eSIM cũng cõ thể sẽ được tích hợp trên thế hệ máy tính có hỗ trợ kết nối LTE mới. Những chiếc máy tính này vừa mới bắt đầu xuất hiện – nhưng hy vọng chúng ta sẽ thấy được nhiều thứ hơn trong vài năm tới.

Viễn cảnh tươi sáng về eSIM ra mắt để thay thế hoàn toàn SIM truyền thống đang đến rất gần. Nếu nhà mạng của bạn bắt đầu hỗ trợ eSIM và điện thoại của bạn cũng vậy, thì đó có thể lúc đó chính thời điểm bạn cần phải bắt đầu sử dụng công nghệ mới: eSIM. Hiện tại, điện thoại hỗ trợ eSIM vẫn được trang bị khe cắm thẻ SIM chuẩn Nano nhưng trong tương lai gần, những khay SIM này có thể hoàn toàn biến mất.

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan