Một câu hỏi khá hay ho và chắc chắn không ít người tò mò nhưng vẫn chưa tìm ra được đáp án, vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra khi máy tính của bạn sử dụng hết bộ nhớ RAM?
Giải thích đơn giản nhất và ngắn gọn nhất là khi máy tính sử dụng hết bộ nhớ RAM thì nó sẽ sử dụng tiếp tục một không gian bộ nhớ trong ổ đĩa cứng của bạn, tên là “Bộ nhớ ảo”. Bằng cách này, máy tính của bạn vẫn sẽ tiếp tục hoạt động được nhưng một vấn đề rõ rệt xuất hiện đó chính là máy tính của bạn bắt đầu chậm đi. Nguyên nhân là vì ổ đĩa cứng có tốc độ đọc/ghi dữ liệu thấp so với tốc độ đọc/ghi của RAM. Giải pháp lúc này chính là bạn nâng cấp thêm RAM cho máy tính tuỳ vào loại bạn đang sử dụng, hoặc nếu không may laptop của bạn không thể nâng cấp được RAM thì đành phải lựa chọn mẫu máy tính khác mà thôi.
Xem thêm: RAM là gì? 4 Điểm khác biệt của RAM DDR3 và DDR4
Tuy nhiên, một tư vấn viên về bảo mật máy tính tại Independent đã trả lời câu hỏi tương tự trên trang Quora khá hay ho. Cụ thể ông Roberto Santocho đã trả lời rằng trên các hệ điều hành cũ, một phần nội dung của RAM sẽ được sao chép vào thiết bị lưu trữ dung lượng lớn (HDD / SSD) trong các “trang” (hoặc trang bộ nhớ ảo). Tiến trình diễn ra khá chậm vì như đã nói ở trên, tốc độ đọc/ghi dữ liệu của ổ cứng thấp so với tốc độ đọc/ghi của RAM. Cách này đã được sử dụng trong nhiều thập kỉ qua, giúp cho máy tính không bị crash khi bộ nhớ RAM đầy, nhưng cũng sẽ khiến cho máy tính bị chậm đi.
Xem thêm: Lựa chọn laptop: CPU tốt hơn hay nhiều RAM?
Nhưng trên một hệ điều hành rất hiện đại như như các hệ điều hành của Apple (macOS, iOS, watchOS, tvOS, audioOS), hệ điều hành sẽ phát hiện tình trạng RAM thấp trước khi xảy ra và sẽ sao chép toàn bộ ứng dụng ra khỏi RAM vào các thiết bị lưu trữ dung lượng lớn. Phương pháp này rất thông minh vì toàn bộ ứng dụng rất lớn nên việc copy sẽ nhanh chóng và thuận lợi hơn so với việc cố gắng sao chép các trang bộ nhớ (có thể rất nhỏ). Chính vì vậy, việc di chuyển toàn bộ ứng dụng sẽ hiệu quả hơn rất nhiều khi hoàn thành so với việc di chuyển từng trang bộ nhớ, tránh được trường hợp thiết bị sẽ chậm thêm nữa do có vô vàn trang bộ nhớ phải di chuyển.
Nói ngắn gọn về Darwin thì nó là một hệ điều hành UNIX mã nguồn mở do chính Apple ra mắt năm 2000. Nó được làm từ các đoạn mã được Apple phát triển kết hợp với thành quả từ NeXTSTEP, BSD, Mach và nhiều dự án nguồn mở khác. Darwin hình thành nên phần cốt lõi của macOS, iOS, watchOS và cả tvOS nữa và vẫn còn được xài tới tận ngày nay.
Một điểm hay trên hệ điều hành Darwin (mã nguòn mở của Apple) là nó quan sát các ứng dụng, biết được ứng dụng nào ít hoạt động nhất và biết trước rằng bạn sẽ không cần đến ứng dụng đó bất cứ lúc nào, vì vậy phương pháp của hệ điều hành này cực kỳ hiệu quả. Santocho và các đồng nghiệp đã thử nghiệm rất nhiều tại phòng thí nghiệm, chạy mọi ứng dụng đã cài đặt trên máy Mac của họ và không còn ứng dụng nào để mà chạy nữa nhưng hệ thống vẫn chạy tốt. Đặc biệt hơn ở hệ điều hành Darwin là nó có nhiều tính năng giúp giảm lượng RAM sử dụng, nên việc giật/lag khi thiết bị chạy nhiều ứng dụng sẽ ít xuất hiện trên các hệ điều hành Darwin hoặc Apple hơn là trên các thiết bị Windows.