Trang chủTin tứcĐời sống - Giải tríCần chuẩn bị gì cho mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ mùng...

Cần chuẩn bị gì cho mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 sắp tới?

Sắp đến ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5, bạn đã biết cần chuẩn bị gì cho mâm cúng hay chưa?

Tết Đoan Ngọ là gì?

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương, là ngày lễ truyền thống của người dân ở một số nước châu Á như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc. Hằng năm ngày lễ ngày sẽ tổ chức vào ngày 5/5 lịch và năm nay sẽ rơi vào ngày thứ sáu 3/6. Ở nước ta, ngày Tết Đoan Ngọ này còn được gọi là ngày diệt sâu bọ và đây là ngày mà mọi người cùng nhau phát động bắt sâu bọ, diệt côn trùng gây hại cho cây trồng.

Cần chuẩn bị gì cho mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 sắp tới?

Theo lịch vạn niên thì ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch rơi vào ngày Đinh Hợi, tháng Bính Ngọ, năm Nhâm Dần, mệnh Thổ, tiết khí Tiểu mãn, trực phá. Ngày này là ngày hắc đạo, xung khắc với các tuổi Kỷ Tị, Quí Tị, Quí Mùi, Quí Sửu. Các giờ hoàng đạo trong ngày này bao gồm giờ Sửu (1-3h), giờ Thìn (7-9h), giờ Ngọ (11-13h), giờ Mùi (13-15h), giờ Tuất (19-21h), giờ Hợi (21-23h).

Mâm cúng cần chuẩn bị gì?

Ở Việt Nam ta, ngày người Việt thường sẽ có một mâm cúng cho ngày Tết Đoan Ngọ. Mâm cúng này thường sẽ có các loại hoa quả vị chua, chát và nhất là có rượu nếp vì quan niệm chúng có thể loại bỏ sâu bọ. Nhưng tuỳ vào từng địa phương mà mâm cúng cũng sẽ có khá biệt một chút.

Cần chuẩn bị gì cho mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 sắp tới?

Bánh tro: Bánh tro là loại bánh làm từ gạo nếp ngâm cùng với nước tro của các loại cây khô, sau đó gói trong lá chuối rồi đem luộc.

Trái cây, hoa quả chua và chát: Tuỳ vào từng khu vực, hầu hết là sẽ có mận, xoài xanh, vài,.. và sẽ ăn chúng vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy.

Thịt vịt: Món ăn không thể thiếu của người miền Trung trong ngày Tết Đoan Ngọ, theo quan niệm thì những ngày tháng 5 nóng nực ăn thịt vịt sẽ giúp cơ thể mát mẻ hơn.

Rượu nếp, nếp cẩm: Thứ không thể thiếu vào ngày tết Đoan Ngọ, theo quan niệm thì bộ phận tiêu hóa của con người thường có các loại ký sinh gây hại, chúng thường nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng tiêu diệt được. Vì thế chỉ vào dịp Tết này mà chúng sẽ ngoi lên, ta có thể tận dụng vị chua cay, chát để loại bỏ chúng. Vì thế mà rượu nếp hay nếp cẩm là món không thể thiếu.

Chè trôi nước: Đây cũng là món không thể thiếu vào ngày Tết Đoan Ngọ, thường là của người miền Nam. Những viên chè làm từ bột nếp, bên trong có nhân đậu xanh, ăn kèm với nước cốt dừa có vị man mát, thơm ngon.

Chè kê: Đây là món ăn đặc trưng của người Huế mỗi dịp Tết Đoan Ngọ. Sau khi xay hạt kê và loại bỏ lớp vỏ, người ta ngâm rồi đun sôi cho đến khi nở mềm, sền sệt rồi thêm nước đường cùng chút gừng.

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan