Trang chủTin tứcMáy ảnhNhiếp ảnh gia chia sẻ cách chụp ảnh Milky Way với máy...

Nhiếp ảnh gia chia sẻ cách chụp ảnh Milky Way với máy ảnh film medium format

Với công nghệ ngày nay, việc chụp dải ngân hà Milky Way sẽ được thực hiện dễ dàng với máy ảnh số chỉ cần bạn có các kỹ năng. Nhưng bạn đã biết chụp lại dải ngân hà bằng máy ảnh film hay chưa? Nhiếp ảnh gia Jason De Freitas (@jase.film) sẽ giúp cho bạn.

Có thể nói khác với các máy ảnh điện tử khi bạn sai, bạn có thể sửa ngay tại chỗ thì máy ảnh film sai là phải đợi tới lúc rửa ảnh mới biết. Đặc biệt phơi sáng trên film khác với phơi sáng trên các máy ảnh điện tử nên cần phải trải qua nhiều thất bại để học hỏi kĩ năng, và thời gian quy đổi khi phơi sáng từ máy ảnh điện tử sang máy film có thể gấp đôi. Một chiếc máy ảnh DSLR thông thường sẽ phơi sáng trong 20-30 giây với ISO 1600-3200 với khẩu độ F2.8, nhưng với một máy ảnh phim, thời gian phơi sáng có thể lên đến một tiếng đồng hồ.

Nhiếp ảnh gia chia sẻ cách chụp ảnh Milky Way với máy ảnh film medium format

Nhiều người hỏi nhiếp ảnh gia Freitas rằng tại sao không dùng film tốc độ cao, nhưng vì tính chất của các film mà tốc độ cao sẽ cần phải có thời gian phơi sáng lâu hơn. Theo vị nhiếp ảnh gia này gợi ý, các film cho phơi sáng lâu là Acros, Provia, Ektachrome và Ektar. Khi chụp ảnh Milky Way với máy ảnh 35mm sẽ là một khởi đầu tốt khi bạn có thể có ống kính tốc độ cao, F1.4 và thời gian phơi sáng sẽ chỉ 15 với Provia 100 (tất nhiên có một vài chỉnh sửa).

- Advertisement -

Nhiếp ảnh gia chia sẻ cách chụp ảnh Milky Way với máy ảnh film medium formatBên cạnh một ống kính góc rộng và một chiếc máy ảnh kỹ thuật số thì tripod là thứ tất yếu khi chụp Milky Way. Nhưng với máy ảnh film, hiện tượng xoay chuyển của Trái Đất là một vấn đề lớn và sẽ làm các bức ảnh sẽ có hiện tượng vệt sao. Lúc này bạn sẽ cần có một thiết bị theo dõi sao, nó sẽ tự xoay camera cùng tốc độ với Trái Đất.

Nhiếp ảnh gia chia sẻ cách chụp ảnh Milky Way với máy ảnh film medium formatBước đầu tiên để có thể theo dõi chính xác sao là phải căn chỉnh theo cực – trục của thiết bị dõi cần được căn chỉnh chính xác với trục quay của Trái Đất bằng cách hướng nó chính xác vào Bắc Thiên Cực(North Celestial Pole) hoặc Nam Thiên Cực(South Celestial Pole). Nếu bạn căn chỉnh chính xác thì thời gian phơi sáng càng lâu cho đến khi ảnh xuất hiện hiện tượng vệt sao. Freitas sử dụng thiết bị có tên là QHYCCD PoleMaster để có thể căn chỉnh chính xác, đồng thời một chiếc camera nhỏ với phần mềm đặc biệt để theo dõi các vì sao gần trục để biết được bạn đã căn chỉnh đúng.

Nhiếp ảnh gia chia sẻ cách chụp ảnh Milky Way với máy ảnh film medium formatKhi chụp với máy ảnh medium format, ống kính nhanh nhất thường là F2.8 hoặc F3.5 và bạn có thể sẽ phải phơi sáng hơn 1 tiếng đồng hồ. Thời gian này vượt qua khỏi khả năng củathiết bị theo dõi Sky-Watcher Star Adventurer Pro mà Freitas sử dụng, nhưng vẫn có cách để tăng khả năng này lên. Sử dụng kèm theo đó là một máy ảnh với ống ngắm được căn chỉnh với chiếc máy ảnh film của bạn. Chiếc máy ảnh này sẽ nhắm tới các ngôi sao gần hướng chụp và theo dõi các lỗi khi theo dõi sao, sau đó nó sẽ gửi thông số tới thiết bị theo dõi để điều chỉnh khi có sai sót, Freitas dùng ZWO 30mm/f4 với camera ASI120MC-S và phần mềm PHD2.

Nhiếp ảnh gia chia sẻ cách chụp ảnh Milky Way với máy ảnh film medium format

Nhiếp ảnh gia chia sẻ cách chụp ảnh Milky Way với máy ảnh film medium formatKết hợp với máy ảnh mà vị nhiếp ảnh gia này dùng là Bronica SQ-A với ống kính Zenzanon 80mm F2.8. Dưới đây là bức ảnh thành quả:

Nhiếp ảnh gia chia sẻ cách chụp ảnh Milky Way với máy ảnh film medium format
Bronica SQ-A, Zenzanon 80mm F2.8, film Provia 100f, phơi sáng 80 phút với F2.8 + 2 push khi rửa ảnh.

Nhiếp ảnh gia chia sẻ cách chụp ảnh Milky Way với máy ảnh film medium formatDưới đây là video timelapse quá trình Freitas chụp:

 

Dưới đây là ảnh khi chụp với film Ektar 100:

Nhiếp ảnh gia chia sẻ cách chụp ảnh Milky Way với máy ảnh film medium format
Bronica SQ-A, Zenzanon 50mm F3.5, film Ektar 100, phơi sáng 105 phút với F3.5 +2 push khi rửa ảnh.

Một số bức ảnh với film khác và máy ảnh Nikon FM2 35mm SLR cùng ống kính  Nikkor 35mm F1.4:

Nhiếp ảnh gia chia sẻ cách chụp ảnh Milky Way với máy ảnh film medium format

Nhiếp ảnh gia chia sẻ cách chụp ảnh Milky Way với máy ảnh film medium format
Nikon FM2, Nikkor 35mm F1.4, film Provia 400f (hết hạn), phơi sáng 7.5 phút với F3.5 +1 push khi rửa ảnh

Nhiếp ảnh gia chia sẻ cách chụp ảnh Milky Way với máy ảnh film medium format

NguồnPetapixel
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan