Trang chủTin tứcAI - IoTHãy tỉnh táo! Các cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi...

Hãy tỉnh táo! Các cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở trên mạng không thật sự hữu hiệu

Tết là thời điểm mà chúng ta thường hay quá chén tham gia vào các cuộc vui vì chủ quan về một số cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở để tránh mặt CSGT, tuy nhiên hãy tỉnh táo vì những cách này không thật sự hữu hiệu.

Cần phải hiểu rõ, sau khi bạn uống các đồ uống có cồn thì lượng cồn này sẽ được hấp thụ trên toàn tuyến của bộ phận tiêu hóa, bắt đầu ngay từ màng niêm mạc trong miệng. Cồn sau khi hấp thụ ở đây sẽ đi thẳng vào máy và phân tán ra cơ thể, nếu cồn được hấp thụ ở ruột sẽ đi cùng với máu đến gan và được phân huỷ một phần tại gan. Tuy nhiên không phải cứ uống vào mà cơ thể sẽ hấp thụ hết mà sẽ có một khoảng thời gian nhất định để cơ thể phân huỷ hết lượng cồn trong máu, số lượng chưa được phân huỷ sẽ vẫn còn trong bộ phân tiêu hoá tạo nên hơi thở có cồn và miệng có mùi rượu.

Hãy tỉnh táo! Các cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở trên mạng không thật sự hữu hiệuMáy đo nồng độ cồn sử dụng đặc tính của các đồ uống có cồn là gồm thành phần chính rượu Etylic. Đặc tính của rượu etylic là dễ bị oxi hóa và có rất nhiều chất oxi hóa có thể tác dụng với rượu. Nhưng người ta chọn chất oxi hóa rất mạnh là crom(VI)oxit CrO3. Chất này ở dạng kết tinh tinh thể sẽ có màu vàng da cam, bột của nó khi gặp rượu Etylic sẽ bị khử thành oxit Cr2O3 có màu xanh đen. Từ sự biến đổi màu sắc, dụng cụ phân tích sẽ thông báo cho chiến sĩ CGST mức độ cồn của tài xế.

Hãy tỉnh táo! Các cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở trên mạng không thật sự hữu hiệu

Chính vì điều này mà các cách mà cánh tài xế truyền tai nhau như nhai kẹo cao su, xịt thơm miệng, đánh răng, súc miệng trước khi lái xe hoặc ăn tỏi, cũng như các cách sử dụng trái cây, thực phẩm nhằm qua mặt máy đo hoàn toàn không hiệu quả. Vì khi đo, hơi thở được thổi ra một phần sẽ đi từ dạ dày và kéo theo cồn. Các cách trên chỉ để giảm mùi rượu có trong miệng mà thôi.

Hãy tỉnh táo! Các cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở trên mạng không thật sự hữu hiệuMột số bác tài còn chia sẻ các cách “khoa học hơn” như uống cà phê hoặc coca để giải rượu, hay hút thuốc để che mùi rượu đều vô ích. Vì trong cà phê với coca chỉ có caffein giúp bạn tỉnh táo chứ không hề có tác dụng giải rượu cũng như loại bỏ cồn.

Một số chia sẻ rằng nên thổi nhẹ hoặc không thổi, hay nín thở hoặc vận động mạnh trước khi thổi sẽ giúp làm giảm nồng độ cồn đi. Tuy nhiên cách này cũng hoàn toàn phản tác dụng vì các máy đo thế hệ mới đều được các nhà sản xuất tính trước, trang bị cảm biến áp suất và không thổi đủ lực sẽ báo ngay cho CSGT. Còn về vận động mạnh, chẳng cần là một chiến sĩ Công An cũng đủ thấy nghi ngờ khi bạn có hành động kì lạ trước khi đo nồng độ cồn.

Thực tế, vẫn có các thực phẩm giúp giải rượu và giảm nồng độ cồn trong máu nhưng chúng đều cần có thời gian hấp thụ. Một số thực phẩm tiêu biểu như: trứng, yến mạch, cá hồi,… đều giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn sau một đêm nhậu. Hoặc cũng có một số loại trái cây tốt như: lê, cà chua, khoai tây,… cùng với đó là một số loại nước uống như nước dừa và trà chanh gừng với mật ong cũng có tác dụng giải rượu rất tốt.

Hãy tỉnh táo! Các cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở trên mạng không thật sự hữu hiệuCách tốt nhất để bảo vệ an toàn cho bản thân, cũng như không bị phạt vi phạm giao thông trong ngày Tết chính là KHÔNG UỐNG RƯỢU BIA, hoặc nếu đã uống rượu bia thì không lái xe. Bất kỳ lượng rượu tiêu thụ trước khi lái xe có thể ảnh hưởng đến hiệu suất sau tay lái của người uống. Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc uống một ly rượu cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng lái xe với tầm nhìn giảm, góc nhìn giảm và phản ứng chậm chạp hơn.

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan