Trang chủTin tứcAppleApple đang phá bỏ những nguyên tắc thiết kế trên Mac thời...

Apple đang phá bỏ những nguyên tắc thiết kế trên Mac thời Steve Jobs như thế nào? (Phần 1)

Thật dễ dàng để có thể tìm hoặc nghe thấy một số phản ứng tiêu cực của người dùng về “Apple đang tụt dốc từ khi Steve Jobs ra đi”. Nhưng chúng ta chưa thể khẳng định như vậy trong khi lợi nhuận của Apple không hề sụt giảm.

***Bài viết này chỉ mang tính cảm nhận cá nhân cá nhân của tác giả Nicholas W. Howard***

Vậy liệu Apple có đang tụt dốc?
Apple đang phá bỏ những nguyên tắc thiết kế trên Mac thời Steve Jobs như thế nào? (Phần 1)

Rất lâu trước đây Apple đã thay đổi cả một ngành công nghiệp điện tử khi cho ra đời một hệ điều hành mới với giao diện đơn giản và mô phỏng chính xác những gì người dùng nghĩ tới. Đó là kết quả sự ứng dụng nghiên cứu  Palo Alto của Xerox (PARC). Một máy tính tiên phong thành công với chuột, desktop, thư mục, tập tin, và các cửa sổ (bản gốc Macintosh). Steve Jobs và nhà thiết kế của Apple đã biến máy tính thành thứ dễ dàng và thú vị để sử dụng với những qui tắc thiết kế sau:

  1. Mô phỏng các vật thể ngoài đời thực, ví dụ như folder, nút bấm, desktop (mặt bàn), thùng rác, để khiến người dùng cảm thấy thoải mái và dễ dàng đoán được chức năng của các thành phần trên máy tính.
  2. Thiết kế đẹp và tinh tế, khiến người dùng tự tin khi sử dụng.
  3. Có hệ thống phân cấp bậc bằng màu sắc để hướng mắt người dùng vào các thành phần quan trọng trong máy tính, đồng thời giúp họ phân biệt rõ ràng các thành phần đó.
  4. Lựa chọn font chữ rõ ràng, dễ đọc để người dùng không gặp lỗi khi gõ máy/đọc văn bản.
  5. Có phản hồi khi người dùng thực hiện các tác vụ khác nhau (ví dụ folder bị tối đi khi chọn). Nó sẽ khiến người dùng chắc chắn về hành động họ làm.
  6. Người dùng chỉ cần nhìn lướt qua màn hình để thấy được họ có thể làm những gì và làm thế nào để thực hiện điều đó. Theo nguyên tắc này, các thiết kế không nên chứa những thành phần ẩn (ví dụ nút, menu, v.v…). Đây còn được gọi với cái tên “What You See Is What You Get” (WYSIWYG) – Những Gì Bạn Thấy Là Những Gì Bạn Nhận Được.

Sự mô phỏng bị xoá sổ

Những nghiên cứu về thiết kế này đã dẫn Apple đến vị thế ông hoàng bỏ qua sự cạnh tranh khốc liệt đến từ Microsolf. Nhưng một vài năm qua họ đã quên dần chính những nguyên tắc cốt lõi đã đưa họ đến thành công và dẫm đạp nó. Kết quả là giao diện người dùng OS X trở nên khó khăn và tẻ nhạt hơn bao giờ hết.

- Advertisement -

Theo quan điểm mới của Apple, ứng dụng  xử lý hình ảnh với biểu tượng hình một cái máy ảnh và tấm hình đã quá đỗi bình thường. Vì vậy họ thay vào đó là Iphoto với biểu tượng vô nghĩa đầy màu sắc. Và với người đã sử dụng lâu năm thì vẫn không thể hình dung cái cục đầy màu sắc đó là ứng dụng hình ảnh chưa kể đến người mới sử dụng OS X.

Apple đang phá bỏ những nguyên tắc thiết kế trên Mac thời Steve Jobs như thế nào? (Phần 1)

Hơn nữa, với phong cách thiết kế 3D mô phỏng thực, các biểu tượng dễ dàng được nhận diện chức năng một cách mặc định và việc này giúp cho người dùng bất kể ai cũng có thể dễ dàng làm việc với OS X. Các năm sau khi phát hành Mavericks, OS X Yosemite lại đi theo chủ nghĩa tối giản 2D. Các biểu tượng đã được thiết kế lại, đơn giản hơn nhưng lại xa rời với thực tế.

Yosemite thay thế biểu tượng ứng dụng notes giấy vàng quen thuộc bằng tấm giấy trắng. Và không có cơ sở nào để người dùng có thể liên tưởng đây là ứng dụng notes khi hầu hết các xấp giấy notes ngoài đời thực đều là màu vàng.

Apple đang phá bỏ những nguyên tắc thiết kế trên Mac thời Steve Jobs như thế nào? (Phần 1)

Hầu hết người dùng máy tính đều biết cách làm việc với desktop một cách vô thức. Hãy tưởng tượng bạn bước vào một văn phòng, có một cái bàn với chồng giấy tờ ở trên, chắc chắn tài liệu ở trên cùng là thứ quan trọng nhất. Máy tính của chúng tôi cũng có các thành phần tương tự như vậy để mọi người có thể làm việc một cách dễ dàng, với những trải nghiệm mà họ đã có ngoài đời thực.

– Steve Jobs

Cũng với các mà các nhà thiết kế đối xử với Notes thì đến Yosemite biểu tượng Game center được mượn từ IOS 7 với bong bóng nhiều màu trông có vẻ sinh động nhưng chẳng ai có thể nghĩ biểu tượng này liên quan gì đến các trò chơi? Biểu tượng la bàn Safari trừu tượng nay lại trừu tượng hơn khi bỏ đi thiết kế 3D mô phỏng trở thành 2D và chẳng khác gì một mặt đồng hồ.

Apple đang phá bỏ những nguyên tắc thiết kế trên Mac thời Steve Jobs như thế nào? (Phần 1)

Dần dần các nút bấm và biểu tượng mất đi tính miêu tả thực của nó. Apple hay hầu hết các nhà thiết kế giao diện đang theo đuổi các thiết kế tối giản 2D nhưng lại khá trừu tượng và gây lúng túng cho người dùng.

Sự tinh tế và vẻ đẹp trở nên tẻ nhạt

Theo lối thiết kế 2D phẳng đơn giản nhưng lại làm mất đi sự tinh tế vốn có.

Điển hình như Time machine. Với biểu tượng và giao diện thiết kế phẳng thay đổi 2014 không thể so sánh với “Cỗ máy thời gian” 2013 với biểu tượng có những vệt sáng kéo dài như trong không gian mang lại khái niệm về thời gian sâu sắc hơn cho người dùng và cũng chính là chức năng chính của Time machine.

Apple đang phá bỏ những nguyên tắc thiết kế trên Mac thời Steve Jobs như thế nào? (Phần 1)

Từ vài năm nay, Apple đã dần tập trung vào việc tối giản hóa/đơn giản hóa mọi thứ, thay vì tập trung vào sự tỉ mỉ và cần mẫn trong từng thành phần OS X hay iOS của họ. Gần như mọi khía canh của OS X đang bị nhồi nhét quá nhiều màu sắc nhưng thiết kế lại đơn điệu thiếu tính tỉ mỉ. Apple đang cố tạo ra một thứ gì đó mới nhưng những cái mới này lại không thừa hưởng  vinh quang từ thành công của những người đi trước mà dẫm đạp một cách đáng thương tiết.

Nếu chúng ta so sánh các thiết kế về sau như là một bộ phim chúng ta sẽ dễ dàng có câu trả lời rằng: “Các nhà biên kịch đã không thể viết ra được một kịch bản hấp dẫn hơn” và sự thành công của bộ phim có lẽ đến từ danh tiếng có từ trước. Và chính các nhà biên kịch sẽ phải khóc ròng vì điều này chứ ko phải khán giả.

Có lần, Jobs dành quá nhiều thời gian và công sức cho thanh tựa đề trên mỗi cửa sổ, ông đã bắt hai người nhân viên là Atkinson và Kare làm đi làm lại thiết kế của thanh cửa sổ cho đến khi ông hài lòng. “Chúng tôi đã làm khoảng 20 thiết kế khác nhau cho Jobs xem“, Atkinson nhớ lại. Trong một lần bức xúc, Atkinson và Kare than thở rằng họ đã dành thời gian quá nhiều cho thanh tựa đề này, trong khi họ còn nhiều chuyện quan trọng hơn phải làm, Jobs đã mắng: “Hãy tưởng tượng chúng ta phải nhìn cái thanh đó hằng ngày xem. Đây không phải là việc cỏn con, đây là việc chúng ta phải khiến nó trở nên hoàn hảo“.

– Walter Isaacson

OS X đã bị hút máu

Làm thế nào bạn có thể biết mình đang ở tab nào của của sổ? Line bar màu xanh dương.

Apple đang phá bỏ những nguyên tắc thiết kế trên Mac thời Steve Jobs như thế nào? (Phần 1)

Làm thế nào để thoát ra khỏi cửa sổ đó? Nút “X” màu đỏ.

Apple đang phá bỏ những nguyên tắc thiết kế trên Mac thời Steve Jobs như thế nào? (Phần 1)

Màu sắc – chính là chìa khoá giúp cho công việc trôi chảy nhanh hơn. Khi màu sắc làm nổi bật tất cả những gì người dùng cần.

Thế nhưng hãy nhìn lại thiết kế Yosemite. Cách chạy tone màu trắng bạc với thiết kế phẳng khiến cho các biểu tượng trở nên nhàm chán. Với việc sử dụng quá nhiều màu cho một số biểu tượng còn lại thì xám xịt Apple dường như đang tự hút máu chính mình và mang đến sự bối rối cho người dùng.

Apple đang phá bỏ những nguyên tắc thiết kế trên Mac thời Steve Jobs như thế nào? (Phần 1)

Có lẽ vì quá tôn sùng tính đơn giản và tối giản, Apple đã vô tình đánh mất tính thực dụng mà Steve Jobs luôn đề cao từ xưa đến nay.

Apple đang phá bỏ những nguyên tắc thiết kế trên Mac thời Steve Jobs như thế nào? (Phần 1)
Liệu những thay đổi có tác động đến người tiêu dùng?
(Còn tiếp…)

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan