Cùng nhìn lại thị trường điện thoại sau 30 năm về trước, từ cục gạch đúng nghĩa đến cho đến một chiếc smartphone siêu mỏng

Khoảng 30 năm về trước, những năm đầu của thập niên 90 nơi mà chưa từng có khái niệm smartphone, chỉ có điện thoại di dộng mà thôi. Những ngày ấy trước những cái tên lớn như Apple, Samsung hay Huawei, còn có một cái tên đứng đầu mà không có một ai vượt qua được.

Cái tên lớn trong ngành công nghiệp điện thoại vào thời điểm những năm 90 đó chính là Motorola. Công ty đã đi đầu trong ngành công nghiệp điện thoại di động với chiếc điện thoại di động chính thức đầu tiên là Motorola Dyna Tac với kiểu dáng thật sự là một cục gạch đúng nghĩa. Với cân nặng hơn 1kg, nhưng đồng thời có khả năng cho phép có thể gọi điện thoại ở bất cứ đâu đã kiến tạo nên ngành công nghiệp điện thoại di động.

Cùng nhìn lại thị trường điện thoại sau 30 năm về trước, từ cục gạch đúng nghĩa đến cho đến một chiếc smartphone siêu mỏng
Martin Cooper cùng chiếc điện thoại di động đầu tiên Motorola DynaTAC

Motorola vẫn đứng đầu bảng danh sách các nhà sản xuất thiết bị di động cho đến năm 1994, thương hiệu này đã bán được gần 17 triệu thiết bị. Sau Motorola, hai cái tên quen thuộc với những thế hệ 8x, 9x đời đầu chính là Nokia với 11,3 triệu máy và Nec với gần 4 triệu máy.

Cùng nhìn lại thị trường điện thoại sau 30 năm về trước, từ cục gạch đúng nghĩa đến cho đến một chiếc smartphone siêu mỏngNhưng khi đến 1997, xuất hiện nhiều cái tên khác như Panasonic, Alcatel và Samsung. Thị trường điện thoại di động trở nên sôi động hơn với nhiều thiết bị cạnh tranh với nhau. Lúc này, người dùng đã có nhiều lựa chọn hơn và doanh số bán ra của Motorola dần suy giảm, cũng trong năm này thì Nokia chính thức vượt mặt và tiến lên vị trí đầu tiên, trở thành nhà sản xuất di động lớn nhất thế giới. Theo sau Nokia vào thời điểm này là Motorola, Panasonic, Alcatel và Samsung lần lượt.

Cùng nhìn lại thị trường điện thoại sau 30 năm về trước, từ cục gạch đúng nghĩa đến cho đến một chiếc smartphone siêu mỏng
“Điện thoại chuối” Nokia 8110 từng làm mưa làm gió một thời gian dài

Mãi cho đến quý 1 năm 2001, Nokia cán mốc 140 thiết bị bán được và đồng thời tạo một sự cách biệt rất lớn với các hãng còn lại. Vào lúc này, tiếp tục có thêm hai nhà sản xuất thiết bị di động từ Châu Á là LG và Sony Ericsson.

Cùng nhìn lại thị trường điện thoại sau 30 năm về trước, từ cục gạch đúng nghĩa đến cho đến một chiếc smartphone siêu mỏngĐến năm 2007, phong độ của Motorola ngày càng suy giảm và đã bị vượt mặt bởi Samsung và đến quý 2 năm 2008 là cái tên LG. Lúc này Nokia vẫn nằm ở đầu bảng và cùng với đó là sự xuất hiện của cái tên Apple với chiếc iPhone đầu tiên đã làm thay đổi tình thế của thị trường điện thoại với cái tên “điện thoại thông minh”.

Với iPhone, chỉ sau 3 năm Apple đã từ cái tên mới xuất hiện thì hãng đã vượt được LG hiện đang đứng thứ 3 trong danh sách. Cho đến năm 2011, iPhone đã bán được gần 100 triệu máy và lúc này thị trường di động đã bắt đầu dần chuyển mình hoàn toàn sang các smartphone thông minh. Khi đó Huawei xuất sắc góp mặt trong top 5 và Samsung vượt mặt Nokia. Dù Nokia vào năm 2014 đã được Microsoft mua lại nhưng Nokia đã không thể nào lấy lại được những phong độ của thời hoàng kim và dần biến mất khỏi bảng xếp hạng.

Cùng nhìn lại thị trường điện thoại sau 30 năm về trước, từ cục gạch đúng nghĩa đến cho đến một chiếc smartphone siêu mỏngĐến năm 2015, bảng xếp hạng các nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới đã bắt đầu thay đổi hoàn toàn. Những cái tên đầu tiên đã biến mất như Motorola, Nokia, NEC,… và những cái tên mới như Oppo, Xiaomi và Vivo xuất hiện bên cạnh các cái tên cũ Apple, Samsung và Huawei.

Cùng nhìn lại thị trường điện thoại sau 30 năm về trước, từ cục gạch đúng nghĩa đến cho đến một chiếc smartphone siêu mỏngCho đến nay, vị trí các bảng xếp hạng gần như không thay đổi với đứng đầu là Samsung, theo sau là Huawei và Apple, cuối cùng là Xiaomi, OPPO và Vivo. Thị trường điện thoại luôn biến động không ngừng, kể từ những năm 90 với những chiếc điện thoại cục gạch và trải qua 30 năm chúng ta đã cầm trên tay những thiết bị mỏng nhất, độc đáo nhất.

Với những tiến bộ khoa học kỹ thuật không ngừng được đổi mới và phát triển, chúng ta sẽ càng được thấy các sản phẩm ấn tượng hơn nữa vào nhiều năm sau và các điện thoại sẽ liên tục biến đổi không ngừng.

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan