Bắc Cực là một nơi nguyên sơ, không có người sinh sống hoặc rất ít các nhà nghiên cứu đang hoạt động tại đó. Tuy nhiên, mới đây trong một nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Biển và Cực – Viện Alfred Wegener đã phát hiện ra các mảnh siêu vi của rác thải nhựa bên trong các khối tuyết thu thập được.
Có thể nói Bắc Cực là nơi sạch nhất thế giới, nó lạnh đến chết người và cực kì nguyên sơ với các hệ sinh thái riêng tại đó. Tuy nhiên, sự nguyên sơ và sạch này có lẽ sẽ sớm mất đi khi các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Biển và Cực – Viện Alfred Wegener tìm thấy được các mảnh nhựa siêu vi bên trong khối băng thu thập được từ Bắc Cực. Phát hiện của họ, được công bố hôm nay trên tạp chí Science Advances, cung cấp thêm bằng chứng cho thấy việc sản xuất nhựa tăng lên đang tác động đến môi trường theo những cách mới, không lường trước được.
Rác thải nhựa siêu vi, hay là nhựa siêu vi (microplastic) là nhựa siêu nhỏ, thường chúng khó có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Chúng tồn tại trong nhiều thứ chúng ta ăn và uống được chế biến hoặc đóng gói trong các bao bì làm bằng nhựa, thế nên việc chúng ta hấp thụ được các nhựa siêu nhỏ này liên tục xảy ra. Thậm chí trong cả không khí chúng ta đang hít thở cũng có một lượng lớn nhựa siêu nhỏ này. Không chỉ tác động tới con người, nó còn ảnh hưởng tới các sinh vật mà thậm chí là cả môi trường. Trong những năm gần đây, số lượng của nó tăng lên rất nhiều đến mức báo động và nó có khả năng sẽ xâm nhập mô của con người và gây nên các vấn đề như gây ra phản ứng miễn dịch hoặc giải phóng các hóa chất độc hại vào cơ thể.
Tiến sĩ Melanie Bergmann – người dẫn dắt cuộc nghiên cứu này và cùng một nhóm các nhà khoa học khác đã phân tích, so sánh các mẫu tuyết lấy được từ Bắc Cực, dãy Alps của Thụy Sĩ và một số khu vực nhất định ở Đức. Mặc dù mức độ ô nhiễm các rác thải nhựa siêu vi mà họ tìm thấy ở Bắc Cực thấp hơn nhiều so với các khu vực đông dân cư, nhưng nó vẫn còn rất đáng kể. Trung bình mỗi lít nước trích ra từ các tảng băng tại Bắc Cực thu được khoảng 1.760 hạt nhựa siêu vi, trong khi đó các mẫu từ các khu vực châu Âu gấp 20 lần con số đó.
Nghiên cứu nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm này, các nhà nghiên cứu tin rằng các vi mạch có thể đã có một chuyến hành trình rất dài để đến được Bắc Cực từ các khu vực đô thị thông qua gió và mưa. Nhựa siêu vi đang có trong không khí và có thể được vận chuyển bằng gió, đi theo hơi nước bay lên khí quyển rồi theo các cơn mưa mà đi xuống một số khu vực. Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy nhựa siêu vi ở các khu vực như Đông Quan, Trung Quốc, Tehran, Iran, Paris, Pháp và Pyrenees của Pháp. Tất cả đều đã đi một chặng đường rất dài hơn 5,000 km.
Với phát hiện lần này, có thể nói Trái Đất hiện đã bị xâm chiếm bởi rác thải và không còn nơi nào trong lành nữa. Mặc dù phát hiện mới chỉ rất ít số lượng rác, nhưng nếu không có động thái nhất định, sẽ sớm thôi Trái Đất sẽ không còn có thể sống được nữa và ngập tràn trong rác.