Mới đây, lượng khí thải CO2 trên Trái Đất đã chính thức đạt mốc 415 phần triệu (ppm) theo như các đo đạc từ trạm nghiên cứu khí quyển Mauna Loa Observatory tại Hawaii. Với cột mốc này, có thể nói mức độ CO2 hiện đang cao nhất từ trước đến nay, kể từ khi con người mới xuất hiện.
Nhà khí tượng học Eric Holthaus đã đăng tải một trạng thái trên trang Twitter của mình về vụ việc này, ông chỉ ra rằng mức tăng 15 ppm chỉ trong ba năm qua là một con số bất bình thường và nhấn mạnh “đây là Trái Đất không như chúng ta từng biết”.
Vào lần cuối khi mà mức độ khí CO2 đạt con số này là vào khoảng 3 tỷ năm về trước, khi nhiệt độ trung bình ở Bắc Cực là 15 độ C. Vào thời điểm đó, phía bắc được bao phủ bởi cây cối, không phải băng và có nghĩa là mực nước biển được cho là cao hơn ít nhất 25 mét.
Lượng khí thải CO2 này phần lớn đến từ con người qua các hành động như đốt nhiên liệu hóa thạch, lượng nhiệt sẽ bị giữ tại Trái Đất mà đúng ra nó thường phân tán lên vũ trụ. Việc này đã dẫn tới hiện tượng nhiệt độ trên Trái Đất tăng thêm 1 độ C, và dự kiến sẽ còn tăng thêm nếu chính phủ trên toàn thế giới không bắt tay ngay vào khắc phục. Nóng lên toàn cầu sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng như mực nước biển dâng cao, lũ lụt, bão mạnh xuất hiện, hạn hán và cháy rừng, trong số đó còn có những vấn đề khác. Liên Hiệp Quốc ước tính rằng biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người có thể dẫn đến sự biến mất của hơn một triệu loài thực vật và động vật.
Ngoài việc là mức cao nhất trong lịch sử loài người, con số 415 ppm cho thấy mức độ CO2 sẽ tăng không suy giảm. Mặc dù hiệp định Paris cũng đã góp phần cải thiện, nhưng với con số cao kỉ lục thế này đã rung lên một hồi chuông cảnh tỉnh rằng các quốc gia phải nên thay đổi mạnh các hoạt động, chuyển sang sử dụng năng lượng sạch và bắt tay vào khắc phục các tổn hại. Với con số cao đáng báo động đến thế này, nếu không chung tay nhất định ngày mà Trái Đất không còn sống được chắc chắn sẽ không xa.