Trang chủĐánh giáTrên tay ASUS ROG STRIX RX5500 XT O8G GAMING: Nhiều RAM hơn...

Trên tay ASUS ROG STRIX RX5500 XT O8G GAMING: Nhiều RAM hơn là lợi thế

RX5500-Series hướng đến đối tượng game thủ muốn chiến các tựa game ở độ phân giải Full HD, tuy không phải sự lựa chọn mạnh nhất nhưng vẫn gây được sức ép đôi với NVIDIA ở phân khúc phổ thông.

RX5500 XT bao gồm 2 phiên bản, 4GB và 8GB. Gần đây dưới sức ép từ đội xanh đã giảm giá RTX 2060 thì phía AMD cũng đưa ra bản cập nhật để tăng hiệu năng đôi chút chứ không làm theo cách giảm giá thành của sản phẩm như trước đây.

Thông số chi tiết RX5500 XT 8GB

Đơn vị tính toán  22, 6.4 tỉ bóng bán dẫn
Xung nhịp Boost 1845 (cao nhất)
Xung nhịp cơ bản 1717 (thấp nhất)
Hiệu suất tính toán  5.2 TFLOPs
Bộ nhớ 8GB GDDR6, 14Gbps, 224GB/s
Stream Processors 1408
Nguồn đề nghị  450W, 1x 8-pin.

Sinh ra là để hướng đến sự hoàn hảo trong quá trình chơi game của người dùng, với RX5500 chỉ là phiên bản chơi tốt thì RX5500 XT 8GB sẽ là phiên bản tuyệt vời nhất cho nhu cầu chiến game lâu dài ở độ phân giải Full HD.

Được sản xuất trên tiến trình 7nm thuộc kiến trúc Navi 14, với bản chất nó là một phiên bản tăng cường hiệu năng nhẹ của RX5500 bằng cách tăng xung nhịp hoạt động lên gần 300MHz so với bản thường, nhờ đó tăng được hiệu năng và phần nào cũng ăn điện hơn đôi chút.

ASUS ROG STRIX RX5500 XT O8G GAMING

Trên tay ASUS ROG STRIX RX5500 XT O8G GAMING: Nhiều RAM hơn là lợi thế

Vóc dáng của các dòng sản phẩm ASUS và ROG gần đây thường là sự kế thừa cho nhau, điểm quen thuộc mà người dùng dễ nhận thấy đó là phần quạt với tên gọi Axial-tech Fan được sử dụng xuyên suốt cho các dòng sản phẩm, bộ nguồn ASUS ROG STRIX 750W Gold cũng sử dụng quạt với thiết kế tương tự.

[twenty20 img1=”132917″ img2=”132922″ offset=”0.5″]

Còn lại những điểm nhấn nổi bật cho chiếc card này là không khác nhiều với các sản phẩm trước đó từ ROG STRIX, từ logo STRIX RGB nhiều thiết lập, đến tấm backplate với thiết kế ‘ngầu’ để cường điệu hóa chất gaming vốn sẵn có của thương hiệu.

Trên tay ASUS ROG STRIX RX5500 XT O8G GAMING: Nhiều RAM hơn là lợi thế

Trên tay ASUS ROG STRIX RX5500 XT O8G GAMING: Nhiều RAM hơn là lợi thế

Để kịp ‘tiến độ’ với các dòng sản phẩm của AMD thì RX5500 XT cũng sử dụng kết nối PCIe 4.0, và tương thích ngược với PCIe 3.0. Nhưng dù vậy nó cũng cần đến chân kết nối 8-pin để cung cấp đủ lượng điện cho card chạy hết công suất.

Trên tay ASUS ROG STRIX RX5500 XT O8G GAMING: Nhiều RAM hơn là lợi thế

Trên tay ASUS ROG STRIX RX5500 XT O8G GAMING: Nhiều RAM hơn là lợi thếTiến trình 7nm, và kiến trúc Navi mới tốt hơn nhưng bởi vì tăng xung nhịp lên khá nhiều nên chiếc card này cần có một dàn tản khá lớn, vì vậy nó cũng chiếm đến 2.9 slot của thùng máy, nên một số main m-ATX nhiều khả năng sẽ mất khe PCIe 1x.

Trên tay ASUS ROG STRIX RX5500 XT O8G GAMING: Nhiều RAM hơn là lợi thế
Có đến 4 cổng kết nối và card này cũng xuất hình tối đa 4 màn hình ngoài cho người dùng, bao gồm 3 cổng Display Port 1.4 và 1 cổng HDMI 2.0b
 
Hiệu năng của ASUS ROG STRIX RX5500 XT 8GB OC, với i5-8400, 16GB RAM.

Tổng kết

Trên tay ASUS ROG STRIX RX5500 XT O8G GAMING: Nhiều RAM hơn là lợi thế

Được sinh ra là để chiến các tựa game ở độ phân giải 1080p, nhưng nếu so với đội xanh thì vẫn thua thiệt ở mức hiệu năng, mà một phần nhỏ người dùng vẫn thích so kè ở những con số FPS nhỏ thành ra lợi thế của AMD chỉ là có nhiều bộ nhớ hơn, nếu xét về khía cạnh gaming nó là duy nhất với bản 8GB RAM.

RX5500 XT mặc dù đã mạnh hơn RX5500 nhưng nó vẫn chỉ có hiệu năng tương đương với GTX 1650 Super nhưng cũng không thật sự đáng giá vì nó còn có giá cao hơn. Và để là ‘niềm tin’ duy nhất để đặt trọn vào AMD đó là từ Apple, với card đồ họa từ AMD vẫn luôn hỗ trợ ‘native’ theo kiểu cắm là nhận không cần làm thêm bất cứ điều gì, từ eGPU cho đến Hackintosh, tiếp theo đó là Mac Pro được ra mắt gần đây với mặc định chỉ là Radeon Pro 580X (nhưng chẳng ai thay RX5500-Series vì hiệu năng chẳng hơn là bao), và cuối cùng đó là tin đồn về dòng gaming của Apple sắp sửa ra mắt đây chắc với hệ điều hành macOS thì AMD vẫn luôn là sự lựa chọn số 1, vì NVIDIA đã bị Apple từ bỏ từ 2 năm trước tại macOS HighSierra.

Quay về game, bản 8GB RAM có lẽ sinh ra là để đáp ứng cho một vài tựa game mà cần lượng lớn tài nguyên bộ nhớ cho các chi tiết trong game, mà càng về sau game chân thực hơn, sống động sẽ cần lượng lớn các ‘textures’ và cán cân lúc này đó là dung lượng bộ nhớ của card. Tuy vậy bản 8GB RAM cũng không hẳn là là lựa chọn tốt nhất, vì 4GB cũng đã phù hợp cho các tựa game hiện nay, nhưng nó không phải là dành cho về lâu dài.

CNV Editor's Choice

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan