Trang chủTin tứcStreamer và ngành công nghiệp livestream, cơ hội nghề nghiệp mới cho...

Streamer và ngành công nghiệp livestream, cơ hội nghề nghiệp mới cho giới trẻ

Tăng trưởng 99% chỉ trong một năm và hứa hẹn đạt giá trị 184.27 tỷ USD vào năm 2027, ngành công nghiệp livestream mở ra hàng loạt cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn dành cho giới trẻ, đặc biệt với gen Z – thế hệ nối tiếp, nhân lực lao động chủ chốt trong những năm tới.

Nghề Streamer – Biểu tượng cho kỷ nguyên công nghệ 4.0

Ngày nay, người dùng mạng xã hội đã không còn xa lạ khi nhắc đến cụm từ “livestream” hay “streamer”. Vậy hai thuật ngữ này được định nghĩa như thế nào? Streamer là những người thực hiện công việc phát sóng trực tiếp (livestream) cho người xem thông qua một nền tảng phát sóng trực tuyến có thể kết nối như Facebook, Youtube, Bigo Live,… Mỗi buổi livestream, streamer sẽ giao lưu với mọi người để tạo ra sự tương tác trong phòng live.

Streamer và ngành công nghiệp livestream, cơ hội nghề nghiệp mới cho giới trẻ
Ngành công nghiệp livestream đã mở ra một cơ hội nghề nghiệp với mức thu nhập hấp dẫn dành cho những người trẻ

Nhìn chung, streamer là công việc cho phép bạn bắt đầu nó ngay lập tức chỉ với một chiếc điện thoại được kết nối internet và chủ đề phát sóng có thể trải rộng quanh rất nhiều lĩnh vực như game, ăn uống, giải trí,… Với đặc thù nghề nghiệp gắn liền với sự phát triển của công nghệ và nguồn nhân lực chủ yếu là thế hệ trẻ năng động, streamer xứng đáng là ngành nghề biểu tượng cho kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đây là nơi khái niệm “idol” không còn gói gọn trong hình ảnh ca sĩ, diễn viên đứng trên sân khấu, mà đó hoàn toàn có thể là những người bạn gần gũi bước ra từ màn hình máy tính. 

- Advertisement -

Những tên tuổi streamer nổi bật trên thị trường hiện nay đã chứng minh cho công chúng phần nào thấy được điều này khi họ không chỉ dừng độ nổi tiếng của mình trong cộng đồng livestream mà đều đang dần tiến bước trên con đường trở thành ngôi sao đại chúng, trở thành người truyền cảm hứng tích cực cho thế hệ trẻ mang trong mình ước mơ lập nghiệp và nỗ lực chinh phục thành công.

Công việc quản lý Streamer và cơ hội làm việc trong ngành livestream với doanh thu tỷ đô

Tại thị trường Việt Nam, ngành công nghiệp livestream còn rất nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển với một loạt các yếu tố hỗ trợ: dân số trẻ, nhu cầu giải trí cao, các nền tảng livestream mới đầu tư vào thị trường đang cạnh tranh khốc liệt để đem đến cho người dùng trải nghiệm và dịch vụ tốt hơn,… Tất cả các yếu tố này hứa hẹn tạo nên một thị trường livestream cạnh tranh, đa dạng sắc màu, phong phú nội dung..

Streamer và ngành công nghiệp livestream, cơ hội nghề nghiệp mới cho giới trẻ
Một streamer thuộc ứng dụng Bigo Live chia sẻ về quá trình theo đuổi sự nghiệp streamer & quản lý streamer

Bên cạnh nghề streamer, ngành công nghiệp livestream cũng mang đến một khái niệm công việc mới mang tên “quản lý streamer/idol”. Tương tự như nghề quản lý người nổi tiếng/ ca sĩ được định nghĩa mạnh mẽ qua làn sóng Hallyu – quản lý streamer là người phát ngôn, đại diện streamer để trao đổi với nhãn hàng quảng cáo, công ty chủ quản, đồng thời xử lý các công việc khác liên quan. Họ còn giúp streamer định hình phong cách cá nhân và định hướng con đường phát triển trong tương lai.

Nhìn chung, cường độ làm việc cao, cuộc sống gần như gắn liền với máy tính, các thiết bị livestream,… là câu chuyện thường thấy của mỗi streamer nói riêng và quản lý streamer nói chung. Tuy nhiên, những chuỗi ngày làm việc vất vả ấy luôn mang đến thành quả xứng đáng với công sức. 

Năm 2020, doanh thu của ngành công nghiệp livestream đã tăng trưởng 99% so với cùng kỳ năm ngoái và dự kiến sẽ đạt giá trị 184.27 tỷ USD vào năm 2027. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ chính là lực đẩy cho sự ra đời và bùng nổ của các ngành nghề mới trong lĩnh vực này. Nếu như 10 năm trước, streamer còn là một khái niệm mới mẻ tại Việt Nam và gắn liền với những định kiến “lông bông hư hỏng”, “vô công rồi nghề”,… thì ngày nay, xã hội đã dần thu lại ánh mắt xét nét với ngành công nghiệp còn rất mới mẻ này sau khi chứng kiến mức thu nhập hằng tháng của streamer và quản lý streamer. 

Theo chia sẻ của đại diện Bigo Live – nền tảng livestream hàng đầu hiện nay: “Kể từ khi thành lập, chúng tôi đã thu hút được hơn 400 triệu người dùng tại hơn 150 quốc gia và đạt được cột mốc 32.2 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) – tăng 11.9% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý 4 năm 2021”. Những con số thực tế này là minh chứng rõ ràng nhất cho sự phát triển của ngành công nghiệp livestream, và đã đến lúc chúng ta cần công nhận streamer và quản lý streamer là một công việc có ích, xứng đáng được xã hội tôn trọng.

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan