Trang chủTin tứcMacBook Pro mới đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên nâng cấp...

MacBook Pro mới đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên nâng cấp và tự sửa chữa linh kiện

Sau khi ra mắt thế hệ MacBook Pro 2016 vừa qua của mình, Apple đã chính thức ngừng sản xuất và bán phiên bản máy tính Mac duy nhất của mình mà đi kèm với lựa chọn tự nâng cấp cấu hình.

Đầu năm nay, chiếc Macbook Pro 2012 (phiên bản không màn hình Retina) được cho là laptop linh hoạt và mang tiềm năng đa dạng nhất của Apple, vì những thành phần cấu tạo nên nó không thuộc độc quyền chế tạo và sở hữu của Apple, đặc biệt là RAM và ổ CD có thể dễ dàng cải thiện, thay thế với những ổ SSD hiện đại. Thành phần pin cũng được lắp đặt theo cơ chế bắt vít chứ không dán keo cố định nguyên khối, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sửa chữa linh kiện mà ít đi kèm với nguy cơ rủi ro xảy ra.

Bên trong Macbook Pro 13 inch phiên bản không Touch Bar có gì?
ảnh: ifixit

Tuy nhiên, sự kiện trong tuần vừa qua đã dập tắt mọi hy vọng đó mãi mãi. Phiên bản MacBook Pro mới là một bản cập nhật khá hoàn hảo cho phân khúc sản phẩm có hiệu năng vượt trội so với người anh em tiền nhiệm của nó vào 4 năm trước, dù thiết kế được cải tiến mỏng, gọn nhẹ hơn nhưng không có nhiều đổi mới và sáng tạo cho lắm, đồng thời khả năng cá nhân hóa cấu hình và sửa chữa, nâng cấp cũng không còn nữa.

Bên trong Macbook Pro 13 inch phiên bản không Touch Bar có gì?
ảnh: ifixit

Dù sao vẫn còn đó những điểm tích cực an ủi người dùng phần nào: Quá trình kiểm tra của iFixit đã chứng minh phần bề mặt touchpad thực sự dễ dàng để can thiệp, cũng có nghĩa rằng những nỗ lực lau chùi hay bảo dưỡng ở khu vực đó nếu có bất trắc xảy ra sẽ không khó khăn như bạn tưởng. Ngoài ra còn có ổ SSD cũng hỗ trợ tương tự. Tuy vậy, điểm trừ ở đây là cả phần touchpad và SSD lại “dính” và bao gồm vào khía cạnh thiết kế độc quyền của nhà sản xuất, do đó chỉ có thị trường “chợ đen” là khả thi để tìm linh kiện thay thế, vì chính Apple sẽ không bao giờ cho phép bán những thành phần khác ra cộng đồng người dùng hoặc ngay cả những cơ sở sửa chữa bên thứ 3 uy tín từ trước.

- Advertisement -

emdwr6tetnlehlt3-medium

Apple cũng không quá quan tâm đến tình thế đó và vẫn tiếp tục đi theo kế hoạch sản xuất của mình. Dù sao thì bất kỳ ai cũng phải thừa nhận rằng một thiết bị nếu được sửa chữa và cải tiến đúng cách và sử dụng thêm được một thời gian đáng kể nữa sẽ tốt hơn rất nhiều thay vì phải mang đi vứt bỏ và tiêu hủy chỉ vì tốc độ xử lý chậm, gây lãng phí và tác động xấu đến môi trường nữa.

Các chuyên gia trong lĩnh vực sửa chữa cũng đang tìm cách thích nghi với tình hình trên, nhưng khả năng để mỗi người bình thường như chúng ta có thể tự học cách làm đó đã qua rồi, vì các lỗi vấn đề ngày càng nghiêm trọng và phức tạp hơn bạn tưởng. Một số người chuyên nghiệp còn áp dụng cả kính hiển vi và máy hàn để thực hiện công việc của mình, và chắc chắn là khó khăn hơn nhiều so với việc đối phó với một thanh RAM cháy.

 

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan