Intel Core i3, i5 hay i7, dòng chip nào sẽ phù hợp với bạn?

Hiện tại hầu hết các mẫu máy tính hay laptop trên thị trường đều sử dụng vi xử lý của Intel và dòng được dử dụng phổ biển hơn cả là Core series. Vì thế bài viết này cũng cung cấp thêm cho bạn một số thông tin về sự khác biệt giữa chúng cũng như lựa chọn dòng phù hợp với nhu cầu sử dụng.

intel-core-i3-i5-i7-processor-logos

Một lưu ý nhỏ là bài viết này sẽ tập trung vào dòng Core series vì độ phổ biến của chúng mà không đề cập gì đến các dòng còn lại như dòng Pentinum hay dòng Core M mới dành cho laptop.

Số nhân

Thồng thường dòng Core i3 sẽ có bộ xử lý lõi kép, trong khi Core i5 và Core i7 sẽ có cả lõi kép và lõi tứ ( i7 có thể có nhiều nhân hơn). Về cơ bản bộ vi xử càng có nhiều nhân càng có khả năng hoạt động đa nhiệm tốt hơn

Một cách đơn giản thì bạn có thể hiều Intel Core i7 sẽ tốt hơn Core i5 và Core i3. Nhưng đôi khi bạn còn phải xét đến một số yếu tố khác. Một trong chúng là thế hệ cấu trúc, chữ số đầu tiên trong cụm bốn số của vi xử lý. Ví dụ, Intel Core i3-5200 có nghĩa là vi xử lý này thuộc thế hệ thứ 5 (Broadwell). Một thế hệ kiến trúc luôn được Intel sản xuất trên tất cả các dòng thuộc Core series.

Chữ cái ký hiệu cuối

Cuối mỗi tên chip sẽ đi kèm với mỗi chữ cái. Các ký tự này lần lượt có ý nghĩa như sau:

U: (Ultra Low Power) và Y: (Low Power). Dành cho các máy tính xách tay. Đây là dòng tiết kiệm năng lượng hơn giúp có thời lượng pin lâu hơn.

K: (Unlocked). Dòng ép xung giúp tăng xung nhịp.

T: (Power Optimized). Dòng này có xung nhịp thấp hơn dòng K một tí, do đó tiêu thụ điện năng thấp hơn.

Q (Quad-Core). Dành cho các bộ xử lý có bốn lõi vật lý.

H (High-Perfotmance Graphics). Chip H có hiệu năng và xung nhip cao. Dành cho các thiết bị nhỏ gọn nhưng cần cấu hình mạnh.

intel-core-i3-i5-i7-product-name

Hiểu được những chữ cái này và hệ thống đánh số ở trên giúp bạn có thể dễ dàng biết được thông tin của vi xử lý chỉ bằng số model.

Hyper- Threading

Hyper- Threading hay siêu phân luồn có mặt trên dòng Core i7 và Core i3 nhưng không được trang bị trên dòng Core i5. Hyper-Threading là tính năng giúp một nhân vật lý hoạt động như 2 nhân logic (nhân ảo), do đó thực hiện các tác vụ đồng thời mà không cần kích hoạt nhân thứ hai ( tiêu tốn năng lượng cao hơn từ hệ thống).

Nếu hai bộ bộ sử xử lý cùng hoạt động và một trong chúng xử dụng Hyper- Threading, lúc này các lõi ảo sẽ phát huy tác dụng giúp bộ xử lý đó tính toán nhanh hơn. Tuy nhiên, một nhân vật lý sẽ hoạt động tốt hơn so với một nhân ảo và một CPU quad-core sẽ hoạt động tốt hơn so với một CPU dual- core.

Turbo Boost

Turbo Boost là công nghệ độc quyền của Intel giúp tăng xung nhịp khi cần. Tính năng này chỉ được kích hoạt khi thiết bị phải thực hiện các tác vụ nặng. Ví dụ: nêu bạn đang chơi một game năng đòi hỏi thêm sức mạnh từ thiết bị, lúc này Turbo Bosst sẽ kích hoạt giúp bạn bù đắp sức mạnh.

Tính năng này không được hỗ trợ trên dòng Core i3 mà chỉ có trên dòng Core i5 và Core i7.

Bộ nhớ cacheintel-core-i3-i5-i7-cache

Ngoài Hyper-Threading và Turbo Boost, một sự khác biệt quan trọng khác giữa các dòng Core là Cache Size. Cache như bộ bộ nhớ riêng của vi xử lý và hoạt động tương tự bộ nhớ RAM cá nhân của nó.

Tương tự như bộ nhớ RAM nếu bộ xử lý có thể lưu trữ được nhiều tác vụ hơn sẽ giúp khả năng đa nhiệm của nó được tốt hơn khi tác vụ được lặp lại. Dòng Core i3 thường có 3MB bộ nhớ cache. Dòng Core i5 sẽ có dung lượng từ 3MB đến 6MB. Dòng Core i7 sẽ có từ 4MB- 8MB.

Graphics: HD, Iris, Iris Pro

Card đồ họa được tích hợp sẵn bên trong vi xử lý, nó trở thành một phần khá quan trọng đối với CPU. Hiện nay card đồ họa được Intel chia làm ba loại: Intel HD , Intel Iris , và Intel Iris Pro. Intel HD là chip đồ họa cơ bản. Intel Iris sẽ hiệu suất cao hơn Intel HD và hiệu suất cao nhất sẽ là Intel Iris Pro.

Bảng bên dưới sẽ giúp bạn có một hình dung tổng quan về ba dòng chip đã đề cập bên trên của Intel.

Intel-core-i3-i5-i7-table-comparison

Core i3: Hướng đến đối tượng người dùng cơ bản, chi phi thấp. Thích hợp để sử dụng các ứng dụng văn phòng của Microsoft hay duyệt web. Không dành cho game thủ hoặc người dùng chuyên nghiệp.

Core i5: Trung gian. Những người muốn cân bằng giữa hiệu suất và giá cả. Đối với game thủ nên chọn bộ xử lý HQ hoặc Q đi cùng card đồ họa tương ứng.

Core i7: Đối tượng người dùng chuyên nghiệp cần hiệu xuất cao.

Bài viết này cung cấp cho bạn những hướng dẫn cơ bản để chọn một bộ xử lý thích hợp cho bản thân. Nhưng ngay cả khi đã hiểu rõ mà vẫn phân vân giữa hai bộ vi xử lý bạn có thể xử dụng công cụ  CPU Boss, chúng sẽ cung cấp cho bạn những so sánh chi tiết nhất giúp bạn dễ dàn lựa chọn hơn.

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan