Trang chủTin tứcGiám đốc tài chính Huawei có thể ngồi tù 30 năm vì...

Giám đốc tài chính Huawei có thể ngồi tù 30 năm vì tội lừa đảo

Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu có thể đối mặt với án tù 30 năm nếu bị kết tội về ‘âm mưu lừa đảo’ để né tránh lệnh trừng phạt Iran.

Giám đốc tài chính Huawei có thể ngồi tù 30 năm vì tội lừa đảo
Ảnh minh họa cảnh bà Mạnh Vãn Châu (trái, áo xanh lá cây) cùng luật sư của bà có mặt tại phiên điều trần – Ảnh: REUTERS

Ngày 7-12 (giờ địa phương), giám đốc tài chính Huawei – bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wan Zhou) đã có phiên xét xử đầu tiên tại Canada và Tòa án nước này đang xem xét nên cho phép bà được bảo lãnh để tại ngoại hay không.

Theo đài BBC, phiên xét xử kéo dài 5 tiếng đồng hồ tại Tòa án tối cao ở tỉnh bang British Columbia tại Vancouver đã kết thúc, và được dời lại tới ngày 10-12.

Các phóng viên cho biết bà Mạnh mặc trang phục màu xanh lá cây và không bị còng tay khi xuất hiện tại buổi xét xử này.

- Advertisement -

Một luật sư chính phủ Canada nói rằng bà Mạnh bị cáo buộc thực hiện “âm mưu lừa đảo nhiều tổ chức tài chính”. 

Bà được cho đã sử dụng một công ty con của Huawei là SkyCom để làm vỏ bọc lách lệnh trừng phạt Iran trong giai đoạn 2009-2014.

Các công tố viên cáo buộc bà Mạnh đã nói dối các ngân hàng Mỹ khi được hỏi về mối liên hệ giữa Huawei và SkyCom. Phía bà Mạnh đã bác bỏ mọi sự liên quan.

Công ty công nghệ SkyCom có trụ sở tại Hong Kong. Một số nguồn tin cho biết Huawei đã sử dụng văn phòng của SkyCom ở Tehran để cung cấp các thiết bị cho nhiều công ty viễn thông lớn ở Iran, vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ.

Giám đốc tài chính Huawei có thể ngồi tù 30 năm vì tội lừa đảo
Các phóng viên đứng bên ngoài Tòa án tối cao British Columbia ở Vancouver để đưa tin về phiên điều trần – Ảnh: BBC

Nếu bị kết án, ái nữ của nhà sáng lập Huawei có thể phải đối mặt với án tù lên tới 30 năm, và có nguy cơ bị dẫn độ sang Mỹ. Một công tố viên cảnh báo bà Mạnh có khả năng “cao chạy xa bay” nếu được thả ra, do đó kêu gọi tòa án không chấp nhận cho bà Mạnh được bảo lãnh.

Vụ bắt giữ bà Mạnh có khả năng khiến quan hệ Trung – Mỹ thêm căng thẳng, mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây thống nhất hòa hoãn thương chiến trong 90 ngày.

Trả lời báo giới về vụ bắt giữ bà Mạnh, ngày 7-12, Ngoại trưởng Chrystia Freeland của Canada nhấn mạnh: “Canada là một quốc gia quản lý bằng pháp luật và chúng tôi tuân theo các thủ tục, luật pháp và các thỏa thuận của mình”.

Bà Freeland cũng lặp lại tuyên bố của Thủ tướng Canada Justin Trudeau khẳng định rằng vụ bắt giữ bà Mạnh không liên quan tới yếu tố chính trị.

Trong một diễn biến liên quan, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu (EU) Andrus Ansip mới đây đã kêu gọi cảnh giác với Huawei và các tập đoàn công nghệ Trung Quốc do mối liên hệ bí mật của họ với tình báo nước này.

Nguồntuoitre
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan