MacBook Air với chip M1, được dựa trên nền tảng ARM từ Apple là chiếc máy Mac đầu tiên được ra mắt và đánh giá cho thấy nó vượt mọi sự kỳ vọng trước đây về những con chip mới.
Nếu bạn kỳ vọng một làn gió mới về vẻ bên ngoài của thiết bị thì thật sự đây là một điểm thất vọng. MacBook Air chạy chip M1 chỉ khác biệt một chút về bên ngoài so với phiên bản chạy chip Intel mới được ra mắt hồi đầu năm, vẫn là màn hình màn hình 2560 x 1600 tối đa ở độ sáng 400 nits, đăng nhập bằng vân tay Touch ID, loa khá tốt, bàn phím kiểu kéo cắt và trackpad lớn.
Giá bán của các mẫu máy chạy M1 vẫn giống như bản Intel, 999 USD cho 8GB RAM và 256GB SSD. Nhưng tuỳ chọn này ít hơn một nhân xử lý đồ hoạ so với tuỳ chọn đắt hơn, nguyên nhân được nói tới trong bài viết này. Quay trở lại với thiết bị, khác biệt có thể thấy được bên ngoài chính là mẫu chạy chip M1 đã thay hàng phím chức năng thành các phím hữu ích hơn như tìm kiếm với Spotlight, Do Not Disturb, và đọc chính tả Dictation.
Còn khác biệt lớn nhất của máy nằm ở bên trong với con chip M1 và quả thật nó vượt xa mọi kỳ vọng ban đầu về những con chip dựa trên nền tảng kiến trúc ARM. Khi sử dụng MacBook Air mới, bạn có thể chạy nhiều ứng dụng cùng một lúc (đặc biệt có thể chạy các phần mềm làm việc như Photoshop, Lightroom, phần mềm chỉnh sửa video,…) và thiết bị đem đến cho bạn một cảm giác mạnh mẽ vượt trội khi so sánh với những chiếc laptop dựa trên ARM chạy chip Qualcomm. Những chiếc laptop Qualcomm rất chậm và lag hơn cả so với các thiết bị chạy Intel. Mặc dù đã biết rằng Apple sẽ chuyển sang ARM dần và sẽ thêm nhiều thiết bị nữa chạy chip mới trong 2 năm tới, nhưng với MacBook Air chạy M1 lần này thật sự vượt mọi kỳ vọng.
Nhưng việc sử dụng chip mới cũng sẽ khiến các ứng dụng phần nào phải thích nghi và Apple cũng đã nhắc tới việc này khi ra mắt thiết bị. Với con chip M1 mới, các ứng dụng sẽ phải thêm nhiều đoạn code và chỉnh sửa để phù hợp hơn, lúc này Rosetta 2 sẽ vào cuộc để có thể giúp các ứng dụng Intel chạy với M1. Rosetta 2 sẽ được cài đặt khi chạy ứng dụng phát triển cho Intel đầu tiên.
Rosetta 2 không thực sự là một giả lập để chạy ứng dụng Intel trên M1, đúng hơn nó là một chương trình biên dịch nên khi chạy các ứng dụng dành cho Intel thì thiết bị sẽ mất một chút thời gian để khởi động so với chạy trên Intel. Nhưng thật sự ấn tượng là sau đó, thiết bị chạy một cách mượt mà và chưa thấy lỗi (tính tới hiện tại). Dưới đây là điểm benchmark các máy Mac chạy ARM được The Verge chia sẻ:
Benchmark | MacBook Air | MacBook Pro | Mac mini |
---|---|---|---|
Cinebench R23 Multi | 6803 | 7729 | 7729 |
Cinebench R23 Single | 1494 | 1519 | 1520 |
Cinebench R23 Multi looped for 30 minutes | 5369 | 7729 | 7780 |
Geekbench 5.3 CPU Multi | 7510 | 7554 | 7711 |
Geekbench 5.3 CPU Single | 1730 | 1730 | 1754 |
Geekbench 5.3 OpenCL/ Compute | 18357 | 19211 | 19654 |
Đây mới chỉ là các con số, dùng để tham khảo là chính. Nhưng MacBook Air với chip M1 thật sự rất đáng kinh ngạc khi có thể chạy được cả Adobe Premiere và vượt qua bài test xuất file. So sánh với một chiếc laptop Intel dòng mỏng, nhẹ và không có card đồ hoạ rời giống MacBook Air thì hiệu năng như vậy là quá tuyệt. Nhưng cũng cần phải nói tới là chưa nhiều ứng dụng, phần mềm được chính thức hỗ trợ cho chip M1 nên vẫn sẽ có lỗi, thế nên cần một thời gian nữa để các ứng dụng có thể hoạt động tốt nhất trên thiết bị.
Điểm quan trọng kế tiếp cần phải chú ý chính là thời lượng pin, Apple cho biết máy có thể cho đến 18 tiếng xem video, 15 tiếng lướt web và thời lượng pin tăng so với phiên bản Intel. Nhưng trải nghiệm thực tế thì pin của máy vào khoảng 8 đến 10 tiếng. Đây không phải là một tin xấu, vì thực tế công việc đòi hỏi phải chạy nhiều ứng dụng nặng hơn và đồng thời là các ứng dụng chuyên dụng nên thời lượng pin của MacBook Air chạy chip M1 cũng khá ổn, gần như nhiều hơn 50% thời lượng pin so với thế hệ trước.
Với việc sử dụng chip M1 cùng kiến trúc với iPhone và iPad, MacBook Air mới có thể chạy được các ứng dụng iOS nhưng bạn sẽ phải tìm nó một chút trên cửa hàng ứng dụng dành cho Mac. Tuy nhiên, giống như đã dự đoán trước thì các ứng dụng hỗ trợ vẫn chưa nhiều và thậm chí trải nghiệm thử cũng khá thất vọng. Apple còn tích hợp cả một bảng công cụ các cử chỉ chạm có sẵn để sử dụng với các ứng dụng iOS, nhưng trải nghiệm vẫn rất khó khăn và có lẽ đã đến lúc Apple nghĩ tới việc trang bị màn hình cảm ứng cho máy Mac với ARM rồi.
MacBook Air với chip M1 | |
Điểm cộng | Điểm trừ |
|
|
Tổng kết lại, MacBook Air với chip M1 đem đến hiệu năng và thời lượng pin vượt qua mọi kỳ vọng ban đầu về nền tảng ARM. Mặc dù vậy thì thiết bị vẫn còn điểm trừ như webcam của máy vẫn rất tệ với chất lượng ảnh không ấn tượng và trải nghiệm ứng dụng vẫn chưa trọn vẹn.