Trang chủTin tứcAI - IoTDải ngân hà không hề bằng phẳng như các giả thuyết trước...

Dải ngân hà không hề bằng phẳng như các giả thuyết trước đây

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Warsaw ở Ba Lan đã vẽ nên một bức ảnh 3D về hình dáng không bằng phẳng của toàn bộ Dải Ngân hà.

Sau 6 năm theo dõi một chòm sao đặc biệt đã mang lại một mô hình 3D mới với những sự thay đổi của Ngân hà, dựa trên quan sát trực tiếp thay vì các khung lý thuyết. Và mặc dù không ai thực sự nghĩ rằng Dải Ngân hà là bằng phẳng, các đường cong ở các cạnh của nó giờ đã được mô tả chi tiết hơn bao giờ hết.

hình dáng của dải ngân hàCác nhà nghiên cứu tại Đại học Warsaw ở Ba Lan đã thực hiện thử thách này một thời gian dài với mong muốn quan sát trực tiếp hình dạng của thiên hà chứ không phải gián tiếp; mặc dù chúng ta có một ý tưởng tốt về hình dạng, ý tưởng đó dựa trên các mô hình liên quan đến các giả định hoặc quan sát các thiên hà khác.

Hãy tưởng tượng nếu bạn muốn biết khoảng cách đến cửa hàng, nhưng cách duy nhất bạn có thể nói là nhìn ra cửa sổ và quan sát mất bao lâu để đến đó và quay lại; bằng cách tính tốc độ đi bộ trung bình của họ, bạn có thể xác định được một con số tương đối. Vấn đề trong thiên văn học là rất khó để thực hiện các quan sát trực tiếp như vậy với các công cụ hiện tại, vì vậy cần dựa vào những công cụ gián tiếp, có thể hữu ích và thậm chí chính xác nhưng không thực tế. May mắn thay, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một loại ngôi sao nhất định có những đặc tính đặc biệt cho phép họ biết chính xác nó cách xa bao xa so với Trái Đất.

hình dáng của dải ngân hàSao biến quang Cepheid là những ngôi sao trẻ có khả năng cháy sáng hơn nhiều so với mặt trời của chúng ta. Những ngôi sao siêu khổng lồ thay đổi độ sáng theo một chu kỳ thường xuyên, cho biết độ sáng trung bình của chúng. Bằng cách đo đạc chiều dài chu kỳ của những sao Cepheid, chúng ta có thể biết được khoảng cách từ Trái Đất đến chúng. Cách đo đạc này đã giúp chúng ta ước lượng được quy mô của các thiên hà lân cận.

Có thể đo khoảng cách của sao biến quang Cepheids với độ chính xác cao hơn 5%, tác giả chính Dorota Skowron cho biết trong một video giải thích những phát hiện này. Trong các bình luận cho Space.com, cô cho biết thêm rằng con số này là một con số đầy tính xác thực với mọi người. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy hàng ngàn ngôi sao biến quang Cepheid trên bầu trời thông qua “Optical Gravitational Lensing Experiment”, một dự án theo dõi độ sáng của hàng tỷ vật thể sao trong Ngân hà. 

Dải ngân hà không hề bằng phẳng như các giả thuyết trước đâyHọ đã phân loại cẩn thận và quan sát các sao Cepheids này trong nhiều năm và từ các phép đo được lặp đi lặp lại đã xuất hiện một bức chân dung của Ngân hà – một bức chân dung cong. Bản đồ của chúng tôi cho thấy đĩa Ngân hà không phẳng, nó bị vênh và xoắn cách xa phần trung tâm, đồng tác giả Przemek Mroz cho biết. Đây là lần đầu tiên chúng ta có thể sử dụng các vật thể riêng lẻ để thể hiện một bức ảnh theo ba chiều, mô tả đến cả phần đĩa Ngân Hà.

Dải thiên hà bị uốn cong lên trên một bên và phần bên kia bị hạ xuống, giống như một chiếc mũ với vành phía trước và phía sau. Điều gây ra độ cong này vẫn chưa được phát hiện, nhưng tất nhiên có nhiều giả thuyết được đưa ra. Ảnh hưởng từ sự “tương tác” với một thiên hà khác hoặc từ Vật chất tối? Các nhà nghiên cứu cũng có thể chỉ ra bằng cách đo tuổi của các ngôi sao mà chúng được tạo ra không thường xuyên, có hình dạng thành từng chùm – bằng chứng trực tiếp cho thấy sự hình thành sao không nhất thiết là không đổi, nhưng có thể xảy ra theo vụ nổ.

Nguồntechcrunch
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan