Trang chủTin tứcĐã đến 2018 nhưng những thiết bị Android vẫn chẳng thể bắt...

Đã đến 2018 nhưng những thiết bị Android vẫn chẳng thể bắt kịp Taptic Engine của iPhone

Cũng giống như khi bạn sử dụng một chiếc tay cầm chơi game, độ phản hồi của tay cầm càng cao sẽ càng tạo cho người dùng từng chút khác biệt so với những sản phẩm khác. Những chiếc smartphone cũng thế, với Taptic Engine từ đời iPhone 6s đã vượt mặt các thiết bị Android. Và tận đến 2018 năm nay, những thiết bị Android thậm chí vẫn chưa thể bắt kịp được Taptic Engine trên iPhone.

Taptic Engine là gì?

Taptic Engine là động cơ rung (vibration motor) lần đầu được tích hợp trên iPhone 6s, nó chính là nguyên nhân cho sự loại bỏ jack cắm tai nghe trên iPhone 7 và các thiết bị sau này. Nó cũng cho phép Apple thay đi nút Home cơ cũ lọc cọc bằng nút Home mới tạo cảm giác sử dụng thích hơn các nút Home cũ. Tóm lại, nhờ vào Taptic Engine mà sự phản hồi cùng các trải nghiệm trên iPhone tạo nên một sự khác biệt cực kì lớn so với các thiết bị Android.

Đã đến 2018 nhưng những thiết bị Android vẫn chẳng thể bắt kịp Taptic Engine của iPhoneTất nhiên nếu nói rằng Android thua xa thì thật bất công, mặt khác một số mẫu điện thoại Android cũng đem lại trải nghiệm cảm ứng với độ phản hồi khác biệt với iPhone gần như rất nhỏ. Nhưng nếu bạn dành hàng giờ, hàng ngày hoặc hàng tháng, chắc chắn bạn sẽ nhận thấy được sự khác biệt này.

Tại sao Taptic Engine lại to lớn đến vậy?

Dù rằng Taptic Engine chỉ là một linh kiện nhỏ nhưng những thứ nó đem đến cho Apple nói chung và những chiếc điện thoại iPhone nói riêng vô cùng to lớn. Lấy ví dụ những chiếc điện thoại HTC bạn từng dùng, có khi nào bạn giật bắn cả mình khi bạn để chiếc điện thoại trên bàn và nó rung kêu to như nhà bạn sắp sập.

Taptic Engine tập trung nhiều hơn vào những rung động tinh tế hơn. iPhone không rung như muốn làm “sập nhà bạn”, nó chỉ rung như muốn gõ nhẹ vào vai để nói với bạn rằng bạn có tin nhắn hay cuộc gọi đến. Taptic Engine cũng không trở trên đặc biệt vì những sự nhẹ nhàng này mà vì các sự tương tác gần như là khác nhau. Ví dụ như khi bạn có tin nhắn mới, iPhone sẽ rung đều theo nhịp chuông báo của bạn, kết hợp các lần rung lúc mạnh lúc nhẹ. Giống với cuộc gọi đến, bạn có thể cài đặt các kiểu rung khác nhau cho từng người gọi đến bằng cách thiết lập riêng các chế độ rung, bạn có thể cảm nhận được theo đúng nghĩa đen khi người yêu gọi đến. 

Đã đến 2018 nhưng những thiết bị Android vẫn chẳng thể bắt kịp Taptic Engine của iPhoneTaptic Engine hoạt động hoàn hảo khi kết hợp với 3D Touch, như những nút Home “cảm ứng” trên các dòng iPhone 7 và 8. Taptic Engine sẽ mô phỏng lại cảm giác như bạn đã nhấn xuống vậy, nhưng sự thật rằng nút Home cảm ứng ấy hoàn toàn không di chuyển. Bạn sẽ được lựa chọn các 3 tác động lực nhấn để làm quen khi bắt đầu sử dụng iPhone 7 hoặc 8 trong phần thiết lập đầu tiên khi dùng máy. Hoặc sau đó bạn có thể tuỳ chỉnh lại lực nhấn nút Home trong phần Settings.Đã đến 2018 nhưng những thiết bị Android vẫn chẳng thể bắt kịp Taptic Engine của iPhone

Ngoài ra bạn cũng có thể cảm nhận được các hiệu ứng của 3D Touch và Taptic Engine ở màn hình chính và qua các giao diện người dùng. Như việc bạn muốn di chuyển ứng dụng thì phải nhấn giữ nhẹ vào một ứng dụng cụ thể hoặc khi bạn nhấn mạnh lực thì sẽ hiện ra một bảng menu phụ. Tương tự, bạn cũng có thể sử dụng 3D Touch ở Control Center. Tóm gọn lại những điều trên, Taptic Engine không đặc biệt vì bất kì tính năng nào cụ thể, mà nó đặc biệt vì những tương tác thú vị mà nó đem đến cho người dùng iPhone.

Vậy những thiết bị Android nào cho trải nghiệm gần giống nhất?

LG có thể là hãng cho ra các trải nghiệm này gần giống nhất, đơn cử là LG V30. Bằng cách sử dụng công nghệ HD TouchSense thay vì hai hoặc ba các mẫu rung trên giao diện người dùng, LG thực sự đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu và tinh chỉnh từng chút một ứng dụng để cố gắng tái tạo lại từng chi tiết những trải nghiệm giống như trên iPhone. 

Nếu bạn đang sử dụng LG V30, chắc chắn bạn sẽ nhận thấy được những điều này. Trong ứng dụng camera của V30, nhấn nút chụp ảnh sẽ có cảm giác như khi nhấn “kịch” vào nút chụp máy ảnh thông thường. Và nếu bạn đi sâu hơn vào các tùy chỉnh bằng tay, bạn sẽ thực sự ngạc nhiên khi các thanh cuộn sẽ phản hồi như khi bạn xoay các núm trên máy ảnh vậy (tất nhiên không nhiều và thật như máy ảnh). Và vì iPhone không có chế độ chỉnh tay trên ứng dụng camera gốc, có thể nói ở một vài góc nhìn nào đó, V30 còn đem lại trải nghiệm khi tương tác tốt hơn cả những chiếc điện thoại iPhone.

Đã đến 2018 nhưng những thiết bị Android vẫn chẳng thể bắt kịp Taptic Engine của iPhoneHiện tại Sony cũng đang phát triển các công nghệ của riêng hãng với tên gọi “Dynamic Vibration System” nên chúng ta hãy cùng chờ xem liệu thiết bị được tích hợp tính năng có thật sự làm nên sự khác biệt hay không.

Khác biệt có thực sự đáng cân nhắc?

Tất nhiên suy cho cùng những điều này hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Nếu sau khi đọc xong bài này bạn nghĩ rằng chúng không quan trọng, vâng thì chúng không quan trọng. Tốc độ phản hồi hay những trải nghiệm của thiết bị đều hoàn toàn phụ thuộc vào người dùng. Bạn có thể thích những thiết bị đẹp đẽ, sang trọng nhưng ì ạch thì đó là quyền của bạn. Nhưng phải thừa nhận rằng, Taptic Engine đã tạo nên một thứ khiến những chiếc điện thoại Android khó có thể bắt kịp được iPhone, đó chính là trải nghiệm của người dùng.

Đã đến 2018 nhưng những thiết bị Android vẫn chẳng thể bắt kịp Taptic Engine của iPhone

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan