Trang chủTin tứcCOO FPT Software Trần Đăng Hoà – người “ươm mầm” loạt sản...

COO FPT Software Trần Đăng Hoà – người “ươm mầm” loạt sản phẩm Make In Vietnam

Chính sách hỗ trợ Intrapreneurship (khởi nghiệp trong lòng doanh nghiệp) do FPT Software khởi xướng từ năm 2019, là cái nôi tạo ra hàng loạt sản phẩm giải pháp tên tuổi lọt top các bảng xếp hạng uy tín thế giới cũng như lọt danh sách “Make in Việt Nam” như akaBot, akaChain, CodeLearn, akaMes, akaAT…

Người tạo thách thức nhưng cũng dành mọi tâm huyết ươm mầm cho loạt giải pháp là Phó Tổng Giám đốc FPT Software – Trần Đăng Hoà. Ông Hoà cho rằng một trong những yếu tố quan trọng nhất với một giải pháp, nền tảng ra đời là phải được thị trường và người dùng chấp nhận. Thế mạnh lớn nhất của các giải pháp ứng dụng “Make in Vietnam” là trực tiếp trả lời các câu hỏi, giải quyết các bài toán đang đặt ra của thị trường, của doanh nghiệp.

Đơn cử như akaBot – Nền tảng RPA (Robot tự động hóa quy trình) sản phẩm lọt top Make in Vietnam năm 2020, giải quyết bài toán của thị trường xuất phát từ nhu cầu sử dụng công nghệ thực hiện các tác vụ lặp đi lặp lại thay con người. Thực tế chứng minh akaBot đã trở thành giải pháp đột phá, hỗ trợ các ngân hàng lớn như TPBank, HDBank, BIDV… bứt phá khả năng cạnh tranh. Với 5,000 robot ảo phục vụ 600 khách hàng toàn cầu, akaBot tiếp tục phát triển robot phục vụ đa tác vụ tự động, như hóa đơn tự động, đại hội cổ đông trực tuyến.

akaBot đã và đang cung cấp giải pháp RPA cho hơn 30 khách hàng và đối tác chiến lược, doanh nghiệp lớn ở Mỹ, Nhật Bản, Anh, Hàn Quốc, Đài Loan, tiêu biểu như Thinkpower, HSBC, Panasonic, Mizuho, DIP, SCSK… Các giải pháp tự động hóa quy trình có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính ngân hàng, bán lẻ, sản xuất, logistics… giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí đến 60%, tăng năng suất đến 80% và giảm thời gian xử lý đến 90% trong khi được cam kết mức độ bảo mật cao. akaBot liên tục được Gartner xếp hạng vào top các nền tảng RPA vượt trội trong ba năm phát triển vừa qua.

COO FPT Software Trần Đăng Hoà – người “ươm mầm” loạt sản phẩm Make In Vietnam
Ông Trần Đăng Hoà – Phó Tổng Giám đốc FPT Software

Để đạt được những quả ngọt như vậy, ông Hoà song hành cùng đội ngũ làm sản phẩm trên tất cả mọi mặt trận. Từ test sản phẩm để vào các dự án của khách hàng của FPT Software, bán sản phẩm trên trường quốc tế cho tới điều chỉnh để giúp giải bài toán của các doanh nghiệp trong nước.

Theo ông ai cũng mong muốn sản phẩm mình làm ra được nhiều người sử dụng, nhưng trước khi bán được thì phải dành tâm huyết cho cả việc giới thiệu sản phẩm đó tới người dùng.

Một nền tảng công nghệ Make in Vietnam cũng giúp giải quyết các vấn đề doanh nghiệp là akaChain – nền tảng Blockchain là một trong số những nền tảng, giúp các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề tối ưu vận hành, nâng cao trải nghiệm khách hàng và tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế số.

Nhóm chuyên gia akaChain của FPT Software đã tạo nên nền tảng hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng hệ thống kinh doanh qua ứng dụng phân tán của công nghệ blockchain. Nền tảng này có thể tiến hành tối đa 250 giao dịch mỗi giây, đảm bảo sự thông suốt cho các giao dịch ở các doanh nghiệp quy mô lớn.

Điểm vượt trội của nền tảng akaChain là giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian triển khai các nghiệp vụ quan trọng và mang lại nhiều lợi ích rõ rệt cho người dân, doanh nghiệp. Cụ thể như: (1) Tự động hoá quá trình định danh khách hàng (2) Chấm điểm tín dụng (3) Chương trình khách hàng thân thiết (4) Truy xuất nguồn gốc dữ liệu.

Một số công ty bán lẻ, phân phối sản phẩm công nghệ hàng đầu Việt Nam cho biết, credit scoring của akaChain giúp giảm tỷ lệ nợ xấu của công ty từ 14% xuống 7%.

Nền tảng được nhiều khách hàng trong nhiều ngành nghề và nhiều quốc gia đưa vào sử dụng như Masan Group (Tập đoàn về hàng tiêu dùng tại Việt Nam); Bảo Việt (Bảo hiểm tại Việt Nam); AIA (Bảo hiểm); VPBank (Ngân hàng), và một số doanh nghiệp khác thuộc top Fortune 500.

Nhìn từ các quốc gia đang đi đầu trong lĩnh vực Blockchain (chuỗi khối), ông Trần Đăng Hoà cho rằng, với đặc tính phi tập trung và phân tán trong Blockchain, nếu pháp lý của quốc gia chưa chấp nhận chưa đủ rộng thì việc chảy máu chất xám của doanh nghiệp là không thể tránh khỏi, do đó cách tiếp cận giải bài toán thực tế cho doanh nghiệp vẫn là sứ mệnh để thúc đẩy nền kinh tế nói chung và kinh tế số nói riêng.

Theo ông Hoà làm sản phẩm để có doanh số ngay không khó, nhưng làm sản phẩm mức thế giới và tốt, có thể cạnh tranh được ở đẳng cấp cao thì rất cần những “bí kíp” mà các startup hay product owner (người sở hữu sản phẩm) rất cần có những lời khuyên, chiến lược chính xác, dứt khoát từ các chuyên gia, cũng như tham gia những “trận đánh” lớn với khách hàng, từ đó sản phẩm sẽ có sự đánh giá khách quan và xác đáng nhất.

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan