Các nhà khoa học đã bước gần hơn để lý giải được sự tuyệt vời từ rồng Komodo

Mặc dù là thằn lằn và thuộc họ kỳ đà, song với các lợi thế thường chỉ thấy ở động vật có vú do điều chỉnh hoá học và sinh học chúng. Để tìm hiểu làm thế nào mà những con rồng Komodo có thể tồn tại được tới hôm nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu gene của chúng.

Nghiên cứu được đăng tải bởi Nature Ecology & Evolution tiết lộ rằng rồng Komodo có được các khả năng độc đáo nhờ vào sự thích nghi di truyền cụ thể. Bằng cách so sánh bộ gene của rồng Komodo và các loài động vật khác tương tự, các nhà khoa học đã có thể tìm ra được các di truyền đã tạo ra được loài rồng Kodomo ngày hôm nay.

Các nhà khoa học đã bước gần hơn để lý giải được sự tuyệt vời từ rồng Komodo

Rồng Komodo rất to và là loài thằn lằn lớn nhất còn sinh tồn, chiều dài tối đa 3m trong vài trường hợp hiếm và nặng khoảng 70kg. Nhưng trái ngược lại, chúng rất nhanh và đó là một sự kết hợp kì lạ, hiếm hoi trong các loài bò sát. Các sinh vật máu lạnh thường thiếu khả năng hiếu khí cao và thường có sự trao đổi chất chậm nên sẽ rất chậm chạp. Hiếu khí là quá trình hấp thụ Ođể tạo ra năng lượng cung cấp cho các tế bào trong cơ thể, động vật hiếu khí cao thường sẽ rất chậm để có thể hấp thụ (hít) được nhiều O2, nhưng trái ngược lại thì rồng Komodo lại rất nhanh.

Các nhà khoa học đã bước gần hơn để lý giải được sự tuyệt vời từ rồng KomodoKhi nghiên cứu bộ gene của rồng Komodo, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các thay đổi độc đáo về chức năng của ty thể của tế bào của chúng. Ty thể giúp tạo ra phần lớn loại phân tử cao năng là adenosine triphosphate (ATP), một nguồn năng lượng hóa học được cung cấp cho hầu hết các hoạt động của tế bào. Các nhà nghiên cứu tin rằng chính vì chức năng đặc biệt của ty thể trong tế bào của chúng đã giúp trao đổi chất tốt hơn, tăng khả năng hiếu khí và sử dụng O2 hiệu quả hơn. Từ đó mà những con rồng Komodo của chúng ta mới có thể to lớn nhưng vẫn có tốc độ nhanh.

via Gfycat

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra nguyên nhân vì sao rồng Komodo có thể cắn chết loài khác, nhưng khi cắn đồng loại thì không. Như được biết, loài rồng này có hai tuyến nọc độc ở hàm dưới tiết ra nhiều loại protein độc (cụ thể là có độc chống đông màu khiến con mồi chảy máu đến chết), kết hợp với thức ăn chủ yếu là xác thối nên khi cắn con mồi nếu chúng không chết vì độc thì cũng chết vì nhiễm trùng. Các nhà khoa học đã tìm thấy sự thích nghi đặc biệt bên trong gene của chúng, chống lại các loại độc tố chống đông máu rồi từ đó khi hai chú rồng chiến đấu giành lãnh thổ hoặc bạn tình sẽ không phải mạo hiểm tính mạng.

NguồnBGR
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan