BlackBerry sụp đổ cũng vì thành công của chính mình

Sự ra đi của những chiếc di động BlackBerry ngoài sự cạnh tranh gây gắt từ Apple và Google thì còn nguyên nhân khác: sự thành công của họ trong quá khứ.

BlackBerry đã chết : Từng có nhiều sản phẩm ấn tượng, nhưng sự chậm chạp, ít thay đổi đã khiến thị trường phải chào tạm biệt BlackBerry

Sẽ giống như việc kể những câu chuyện ngày xửa ngày xưa của làng di động, lúc đó, smartphone đẳng cấp nhất người dùng có thể sở hữu là một chiếc BlackBerry.

Trước khi iPhone xuất hiện, bản mẫu đầu tiên của điện thoại Android đơn giản là bản nhái của BlackBerry. Quay lại những năm 2006, Apple hay Google chẳng có mối quan hệ nào với các nhà mạng. Họ cũng không có tập khách hàng doanh nhân trung thành đến khó tin. Họ càng không đưa ra được giải pháp nhập liệu tốt nhất cho một thiết bị bỏ túi.

12 điện thoại BlackBerry từng khiến dân công nghệ phát cuồng

BlackBerry – còn được biết đến với cái tên Research in Motion (RIM) – làm được những điều trên. Nhưng vì những lợi thế to lớn ở trên mà tuần vừa rồi, hãng công bố dừng việc thiết kế và sản xuất smartphone.

Xem thêm:

Cái chết của điện thoại BlackBerry là câu chuyện trường kỳ, dai dẳng từ năm 2012 đến nay. Tất nhiên, cái tên BlackBerry vẫn sẽ tồn tại bởi họ chỉ khai tử mảng phần cứng, tập trung cho phần mềm và hỗ trợ doanh nghiệp. Dù vậy, trong mắt người dùng phổ thông, thêm một nhà vua đã băng hà, theo gót những Nokia hay Palm trước đây.

Sự sụp đổ của BlackBerry trong khoảng thời gian 10 năm có thể xem là cuốn sách giáo khoa về việc một doanh nghiệp có thể bị đánh bại bởi những người mới hơn nếu không cố gắng.

Thành công BlackBerry có được một thập kỷ trước biến họ thành một kẻ bảo thủ và tự mãn, theo The Verge.

Khi iPhone và Android đến, cả ngành công nghiệp di động rầm rộ chuyển sang những chiếc smartphone cảm ứng màn hình lớn. Đó là xu hướng tiến hóa của công nghệ.

Apple hay sau này là Samsung, HTC chỉ là những kẻ vào cuộc đúng thời điểm. Hầu hết các nhà sản xuất Android – cụ thể là những công ty như Samsung, LG, Sony hay HTC chẳng làm gì ngoài việc điên cuồng chạy đua cung cấp cấu hình mạnh nhất cho smartphone của họ.

BlackBerry

Trong thế giới điên cuồng và hỗn loạn đó, BlackBerry thờ ơ đứng ngoài, chỉ muốn bảo vệ những gì nó đã có, thay vì chinh phục những miền đất mới. Đây là điều dễ hiểu. Rất khó để nói rằng BlackBerry nên quẳng miếng bánh thơm ngon trong tay đi để làm lại từ đầu với smartphone màn hình lớn.

Tuy nhiên, bảo thủ và hài lòng với lượng khách hàng hiện có chỉ là một nửa của vấn đề. BlackBerry còn cho thấy sự ngạo mạn của mình.

Blackberry-Playbook-1[1]

Họ ra mắt tablet PlayBook mà không có sẵn ứng dụng email. Họ nhấn mạnh, Flash sẽ là tương lai của nội dung trên di động và trì hoãn việc ra mắt smartphone cấu hình bom tấn để chờ đợi một con chip đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu của Flash. BlackBerry tin rằng người dùng sẽ kiên nhẫn chờ đợi siêu phẩm của họ bởi vì họ là BlackBerry.

Nó hơi giống với cách Apple làm hiện nay, chẳng hạn việc một mình loại bỏ giắc cắm tai nghe 3,5mm. Chỉ khác là BlackBerry bán được khoảng chục triệu thiết bị mỗi năm trong khi Apple bán gấp đôi ba lần số đó trong mỗi quý.

Nói cách khác, BlackBerry tin rằng thị trường vẫn có chỗ cho những sai lầm của họ. Đó là BlackBerry – công ty tự biết mình có rất nhiều tài sản và lợi thế, từ đó thay đổi một cách chậm chạp và miễn cưỡng.

Công bằng mà nói, hầu hết những sai lầm của BlackBerry đều là chí mạng.

Chẳng hạn như việc họ khư khư giữ BBM cho riêng thiết bị của mình trong một thế giới mà ứng dụng nhắn tin đa nền tảng WhatsApp được bán với giá 19 tỷ USD hay việc họ ra mắt một chiếc smartphone nửa nạc nửa mỡ như Priv và chào bán với giá cao ngất ngưởng.

Vì điều đó, giờ đây họ lặng lẽ rời bỏ thị trường di động – thứ mà họ từng dày công kiến tạo. Họ tiếp tục mang đến bài học nhãn tiền cho những công ty có dưới 1 tỷ người dùng: Dù bạn đã từng làm tốt đến đâu, bạn luôn có thể tốt hơn và nếu bạn không sẵn sàng thay đổi và làm điều mạo hiểm, sẽ có người khác làm điều đó. Thay đổi hoặc là chết.

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan