Trang chủTin tứcAI - IoTNASA đem đến cái nhìn rõ hơn về hố đen qua ảnh...

NASA đem đến cái nhìn rõ hơn về hố đen qua ảnh phác hoạ lại cực đẹp

Để giúp mọi người có cái nhìn rõ hơn về hố đen vũ trụ, NASA gần đây đã tung ra ảnh phác hoạ lại bức ảnh đầu tiên của hố đen vũ trụ được công bố vào tháng 4 vừa rồi.

Bức ảnh đầu tiên về hố đen vũ trụ hồi tháng 4 vừa rồi đã khiến cho cả thế giới và giới thiên văn, khoa học rất phấn khởi. Đây được xem là một bước tiến mới trong khoa học của nhân loại, nhưng cũng vì hạn chế về mặt công nghệ mà bức ảnh ấy khá mờ ảo.

NASA đem đến cái nhìn rõ hơn về hố đen qua ảnh phác hoạ lại cực đẹp

Hình ảnh này thuộc dự án Kính viễn vọng Chân trời Sự Kiện (Event Horizon Telescope – EHT), được tạo ra bởi sự kết hợp giữa 8 đài quan sát khắp trên thế giới, tạo ra một chiếc kính ảo với kích thước lớn hơn, và sự kết hợp của nhiều chuyên gia thiên văn học. Về lý thuyết, hố đen sẽ hút tất cả mọi thứ xung quanh trong đó có cả ánh sáng, khiến nó không thể thoát ra ngoài nhưng theo Albert Einstein dựa trên thuyết tương đối rộng, vì ánh sáng bị hút vào nên chúng ta vẫn có thể nhìn thấy mép ngoài của hố đen và nhìn thấy nó ‘nuốt ánh sáng’ tại ‘chân trời sự kiện’, vậy nên hố đen mà chúng ta thấy – chụp được chỉ là cái bóng của nó, bạn có thể hiểu bằng ảnh GIF bên dưới.

- Advertisement -

NASA đem đến cái nhìn rõ hơn về hố đen qua ảnh phác hoạ lại cực đẹp

Nhưng để giúp người dùng hiểu thêm hơn và có những cái nhìn rõ ràng hơn NASA đã phác hoạ lại hình ảnh của một hố đen. Các hố đen siêu lớn xuất hiện ở hầu hết trung tâm của các thiên hà lớn, và cách chúng xuất hiện tại đó vẫn còn là một bí ẩn. Những gì chúng ta biết được hiện tại là các hố đen thực sự rất lớn, lớn hơn hàng triệu hoặc hàng tỷ lần khối lượng Mặt trời trong hệ mặt trời của chúng ta.

NASA đem đến cái nhìn rõ hơn về hố đen qua ảnh phác hoạ lại cực đẹpThực tế thì vào thập niên 1960 đã có những hình ảnh mô phỏng lại hố đen đầu tiên, bởi chiếc máy tính IBM 7040, hay còn được vẽ tay bởi nhà thiên văn học Jean-Pierre Luminet vào năm 1978. Tất cả đều khá tương tự với bản mô phỏng của NASA và đều có một vòng tròn màu đen ở phần trung tâm. Đó là “đường chân trời sự kiện” – event horizon, nơi mà mọi vật bị hố đen hút trọn, kể cả ánh sáng, sóng vô tuyến, tia X,.. đều không còn đủ nhanh để đạt thoát khỏi lực hấp dẫn của lỗ đen.

NASA đem đến cái nhìn rõ hơn về hố đen qua ảnh phác hoạ lại cực đẹp
Bản vẽ hố đen của Jean-Pierre Luminet

Tính từ tâm hố đen có một vòng vật chất xoay xung quanh có hình dạng như đĩa. Khối vật chất này rất lớn và có khả năng phát ra bức xạ thông qua lực ma sát, đủ để chúng ta thu nhận những hình ảnh mờ ảo thông qua hệ thống kính tiềm vọng. Cũng nhờ vào đĩa vật chất này mà con người có được bức hình đầu tiên về hố đen vũ trụ M87 hồi tháng 4 vừa qua.

Bạn có thể thấy xung quanh khu vực chân trời sự kiện là một vòng photon, một vòng ánh sáng hoàn hảo bao quanh hố đen. Vòng này xuất phát từ vùng đĩa bồi tụ phía sau hố đen. Nhưng vì lực hấp dẫn của hố đen quá đặc, nên ngay cả bên ngoài vùng chân trời sự kiện  thì không-thời gian (spacetime) cũng bị bẻ cong, khiến ánh sáng uốn xung quanh hố đen.

Một mặt bên kia của đĩa bồi tụ cũng sáng hơn nửa còn lại, đây gọi là hiện tượng ánh sáng tương đối có được do sự quay của đĩa bồi tụ này. Phần đĩa chuyển động về phía chúng ta gần chạm đến vận tốc ánh sáng nên nó sẽ sáng hơn. Nửa còn lại dịch xa khỏi chúng ta sẽ có hiệu ứng ngược lại.

Dựa vào các yếu đó, NASA đã dựng được một hình ảnh mới, được xem là phiên bản hết sức chính xác. Hiện tại do công nghệ chưa đủ mạnh mẽ để có được các ảnh rõ ràng nhất, nhưng với các bức ảnh phác hoạ lại, chúng ta sẽ càng hiểu thêm hơn được về hố đen, một trong những câu hỏi khó trả lời trong vũ trụ bao la rộng lớn.

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan