NAS là gì và bạn có thật sự cần đến chúng?

Chắc hẳn bạn đã nghe đến cụm từ NAS từ các lập trình viên, các content creator hay đơn giản là từ người bạn của mình, vậy thì NAS là gì và liệu bạn có thật sự cần đến giải pháp lưu trữ này? Bài viết này sẽ phân tích để bạn quyết định xem có nên xây dựng một hệ thống NAS cho bản thân hay không.

NAS là gì?

NAS là viết tắt của cụm từ Network Attached Storage, hay còn gọi là Ổ cứng mạng. Đây là một thiết bị lưu trữ được kết nối trực tiếp với mạng của bạn, cho phép bạn lưu trữ và truy cập dữ liệu từ nhiều thiết bị khác nhau như máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng,…

NAS là gì và bạn có thật sự cần đến chúng?

Để dễ hiểu hơn thì NAS giống như một máy tính được thiết kế chuyên dụng cho các mục đích cụ thể. Nó thường tiêu thụ ít điện năng hơn và không có màn hình hoặc các thiết bị đầu vào khác được kết nối. Do đó, NAS có thể chạy bất kỳ ứng dụng gì sau khi bạn thiết lập nó hoạt động tự động.

Công dụng của NAS

NAS hoạt động như một máy chủ lưu trữ riêng cung cấp cho bạn nhiều tính năng:

  • Lưu trữ tập trung: Dữ liệu của bạn được lưu trữ ở một vị trí duy nhất, giúp bạn dễ dàng truy cập và quản lý.
  • Chia sẻ dữ liệu dễ dàng: Bạn có thể dễ dàng chia sẻ dữ liệu với những người dùng khác trên mạng của mình.
  • Sao lưu dữ liệu: NAS có thể được sử dụng để sao lưu dữ liệu từ máy tính và các thiết bị khác, giúp bảo vệ dữ liệu của bạn khỏi bị mất.
  • Truy cập từ xa: Bạn có thể truy cập dữ liệu NAS của mình từ bất cứ đâu có kết nối internet.
  • Bảo mật: NAS có thể được cấu hình để bảo vệ dữ liệu của bạn khỏi truy cập trái phép.

NAS là gì và bạn có thật sự cần đến chúng?

Dễ hiểu hơn thì nó sẽ cung cấp một nơi lưu trữ các dữ liệu dự phòng của bạn, là máy chủ để stream phim hoặc các chương trình TV hoặc thậm chí có thể là một server Minecraft nếu bạn đang chơi tựa game này. Đặc biệt là nó có thể thay thế hữu ích cho một số dịch vụ lưu trữ ảnh như Google Photos.

Có nên sử dụng NAS

Trước khi mua NAS, bạn cần cân nhắc một số điều quan trọng:

Thứ nhất, chi phí: Thiết bị NAS có thể khá đắt, đặc biệt khi tính thêm các ổ cứng. Bạn cần chuẩn bị đầu tư cho cả phần cứng và dung lượng lưu trữ bổ sung. Mức chi phí ban đầu có thể đáng kể, nhưng những lợi ích về lưu trữ tập trung và quản lý dữ liệu hiệu quả hơn có thể bù đắp cho khoản chi này. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn việc tự hoàn thiện hệ thống của mình nhưng sẽ mất thời gian để tìm linh kiện và thiết lập so với một số thương hiệu cung cấp phần cứng sẵn

Thứ hai, kỹ năng: Cài đặt và bảo trì NAS đòi hỏi một số kiến thức về công nghệ. Mặc dù nhiều thiết bị NAS đi kèm giao diện thân thiện với người dùng nhưng bạn nên có kiến thức để thiết lập mạng và khắc phục sự cố cơ bản. Nếu bạn không am hiểu về công nghệ, quá trình thiết lập có thể sẽ khó khăn và bạn có thể cần dành thời gian để tìm hiểu thêm.

NAS là gì và bạn có thật sự cần đến chúng?

Thứ ba, dung lượng lưu trữ: Các thiết bị NAS có nhiều dung lượng khác nhau, vì vậy hãy chọn một thiết bị phù hợp với nhu cầu lưu trữ dữ liệu hiện tại và tương lai của bạn. Xác định lượng dữ liệu bạn thường xuyên tạo và lưu trữ, đảm bảo NAS bạn chọn có thể đáp ứng được nhu cầu gia tăng. Lên kế hoạch trước sẽ giúp bạn tránh phải nâng cấp quá sớm hoặc phải thay đổi cả khung NAS do nhu cầu gia tăng.

Thứ tư, bảo mật: NAS có thể nâng cao tính bảo mật dữ liệu của bạn, nhưng đây là một thiết bị khác mà bạn cần bảo vệ khỏi các mối đe dọa an ninh mạng. Hãy đảm bảo bạn có mật khẩu mạnh, mã hóa dữ liệu và cập nhật thường xuyên.

Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu đó và tận dụng được những lợi ích của NAS, thì câu trả lời là 100% bạn nên mua.

NAS, Network Attached Storage

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan