Camera zoom trên smartphone thật sự tuyệt vời nhưng vẫn chưa đủ

Trong khoảng một năm trở lại, việc sở hữu hơn 2 camera sau đã dần trở nên phổ biến, ngoài camera chính thì các hãng sản xuất thêm vào đó đôi khi là camera đơn sắc, camera góc rộng hoặc camera thu thêm độ sâu cho bức ảnh của người chụp. Tuy nhiên, công dụng của chúng vẫn chưa thực hiệu quả và camera zoom ra đời, đáp ứng được hầu hết những trường hợp chụp ảnh. Nó thật sự tuyệt vời, nhưng sự tuyệt vời đó vẫn chưa đủ.

Mục đích của camera zoom trên smartphone

Với việc trang bị 3 camera sau đã trở thành xu hướng, nhiều hãng sản xuất thêm vào đó các camera phụ giúp cho người dùng thỏa sức sáng tạo các bức ảnh của họ hơn. Camera đơn sắc, camera góc rộng hay camera cảm biến chiều sâu, tất cả đều vẫn chưa đem lại sự hài lòng tới người dùng.

Nhưng vấn đề với chúng chính là camera đơn sắc dù nhạy sáng nhưng chỉ chụp được trắng và đen, camera góc rộng cho góc chụp rộng thu nhiều chủ thể chụp nhưng lại gây biến dạng ảnh, còn các camera cảm biến chiều sâu thì vẫn chưa rõ nó có thật sự đem lại công dụng gì hay không. Lúc này camera zoom xuất hiện, đáp ứng được nhiều trường hợp từ người dùng.

Camera zoom trên smartphone thật sự tuyệt vời nhưng vẫn chưa đủCó hai công dụng chính của ống kính này, một là chúng cho phép người chụp tiếp cận các chủ thể chụp mà không làm mất đi các chi tiết của bức ảnh như kiểu crop ảnh trước đây của smartphone. Thông thường với zoom điện tử, độ chi tiết của các bức ảnh sẽ giảm đi đáng kể nhưng với camera zoom thì chi tiết khi zoom được giữ lại rất nhiều. Huawei là một ví dụ khi P30 Pro mới ra mắt gần đây cho phép zoom 2x, 3x và thậm chí 5x vẫn giữ được nhiều chi tiết bức ảnh. Công dụng thứ hai chính là góc của các camera zoom tương đối hẹp, giúp chủ thể được nổi bật hơn, ít bị hậu cảnh gây rối và trở thành ống kính lý tưởng để chụp chân dung.

Camera zoom trên smartphone không phải là zoom quang học thật sự

Trong nhiếp ảnh, các ống kính máy ảnh được phân ra làm hai loại chính gồm ống kính zoom và ống kính một tiêu cự. Với ống kính zoom, bên trong nó có thành phần thấu kính thực tế được di chuyển thật sự để phóng to đối tượng chụp của bạn, đây được gọi là zoom quang học. Nhưng hiện tại, camera trên các smartphone bao gồm luôn cả camera tele, đều sử dụng ống kính một tiêu cự vì chúng nhỏ hơn và dễ chế tạo hơn. Với camera zoom trên smartphone, ở một điểm cố định là bạn đang zoom thật sự.

Camera zoom trên smartphone thật sự tuyệt vời nhưng vẫn chưa đủNếu bạn đang zoom từ 1x-nx (trong đó n bé hơn hệ số zoom quang tối đa mà nhà sản xuất công bố, thì lúc này smartphone vẫn sử dụng camera chính để zoom, máy vẫn zoom bằng điện tử. Ví dụ với Huawei P30 Pro, camera tiềm vọng có tiêu cự cố định 125mm tương đương 5x, nghĩa là khi bạn zoom từ 1-4.9x, camera chính vẫn đang hoạt động, và chỉ khi zoom đạt 5X, lúc này mới chuyển sang camera tiềm vọng, bạn sẽ thấy điều này trên màn hình của P30 Pro lúc zoom, sẽ có một khoảng nháy xuất hiện. Điều này cần phải làm rõ để những người dùng chưa có nhiều kinh nghiệm tránh nhầm lẫn, họ có thể lầm tưởng rằng cứ mỗi khi zoom là họ đã sử dụng camera zoom rồi.

Camera zoom hiếm khi hoạt động tốt trong điều kiện ánh sáng yếu

Trong nhiều trường hợp, cảm biến camera càng lớn càng tốt, việc này sẽ cho phép thu được nhiều ánh sáng hơn cho các bức ảnh đẹp hơn với nhiều chi tiết và ít noise hơn. Nhưng camera zoom trên smartphone có xu hướng sử dụng các cảm biến rất nhỏ, thu được ít ánh sáng hơn và ảnh dễ bị noise hơn.

Camera zoom trên smartphone thật sự tuyệt vời nhưng vẫn chưa đủ
Ảnh zoom 2x của Galaxy S10 từ tác giả, ánh sáng yếu khiến thiết bị sử dụng camera chính để zoom nên ảnh xuất hiện hiện tượng bệt

Họ có thể tăng kích thước cảm biến để khắc phục vấn đề, nhưng vì đảm bảo độ mỏng cho smartphone nên không thể làm như thế. Chính vì vậy mà Camera zoom hiếm khi hoạt động tốt trong điều kiện ánh sáng yếu. Khi phần mềm camera của điện thoại phát hiện thấy ánh sáng trong ảnh không đủ, nó sẽ không sử dụng camera zoom để phóng to mà thay vào đó  là zoom kỹ thuật số với camera chính của máy. Lúc này các bức ảnh sẽ trở nên bệt và xuất hiện nhiều vệt mờ.

Camera zoom trên smartphone không thể lấy nét cận cảnh

Đối với những ai muốn thử chụp macro bằng smartphone thì bạn không thể chụp được. Thông thường, camera trên smartphone sẽ có thể lấy nét được chủ thể trong khoảng gần 8cm trở lại. Nhưng camera zoom trên smartphone cần phải cách xa ít nhất khoảng 30-40cm để có thể lấy nét được khi sử dụng chúng. Nếu bạn ở quá gần và zoom lên, smartphone của bạn sẽ chỉ thực hiện zoom kỹ thuật số với camera chính thay vì sử dụng ống kính zoom của máy.

Camera zoom trên smartphone thật sự tuyệt vời nhưng vẫn chưa đủ
Bạn sẽ không thể chụp như thế này với camera zoom của smartphone

Tổng kết sau cùng – có còn hơn không

Mục đích chính của tác giả bài viết không phải là nói camera zoom trên smartphone là vô dụng, mà thay vào đó là muốn chỉ ra các lỗ hổng cơ bản khi sử dụng chúng của người dùng chưa có nhiều kinh nghiệm. Mặc dù nó vẫn chưa thể hoàn hảo, nhưng với sự có mặt của các camera zoom trên smartphone, nhiếp ảnh di động trở nên sáng tạo hơn, tự do hơn rất nhiều.

Camera zoom trên smartphone thật sự tuyệt vời nhưng vẫn chưa đủ
Camera zoom 2x
Quảng cáospot_img

Tin liên quan

Tin gần đây