7 chiếc camera mang tính cách mạng và thay đổi cách chúng ta chụp ảnh

Kể từ những chiếc máy ảnh đầu tiên, cho đến chiếc camera nhỏ gọn vỏn vẹn trên một chiếc smartphone, cuộc cách mạng nhiếp ảnh đã được 7 chiếc camera dưới đây hình thành nên và thay đổi cách mà chúng ta chụp ảnh trong hàng chục năm qua.

Năm 1925 – Leica I

Vào năm 1925, Leica đã ra mắt một chiếc máy ảnh mà nó sẽ thay đổi tất cả. Trước khi Leica I ra mắt, các tấm kính cồng kền mà chúng ta hay thấy trong các bộ phim cũ khi mà thợ chụp phải trùm kín đầu mình với chiếc máy ảnh đó, khi đó nó vẫn là cách thông dụng nhất để ghi lại một bức ảnh. Nhưng Leica đã nghĩa ra một cách rất khéo léo, đó là lấy phim 35mm rồi đặt vào trong một thiết bị cầm tay.

7 chiếc camera mang tính cách mạng và thay đổi cách chúng ta chụp ảnh7 chiếc camera mang tính cách mạng và thay đổi cách chúng ta chụp ảnhThực tế thì Leica I không phải là chiếc máy ảnh 35mm đầu tiên, nhưng nó là chiếc máy được sản xuất đại trà và đã định nghĩa lại thứ gọi là máy ảnh cầm tay. Với Leica I, những bức ảnh với chất lượng cao vào thời điểm đó có thể được tạo ra từ một chiếc máy ảnh bỏ túi, mở ra những kỷ luật mới, kỷ nguyên mới trong nhiếp ảnh. Nhờ vào sự ra mắt của Leica I, 35mm sẽ trở thành định dạng phim phổ biến nhất và cũng nhờ Leica I mà cái tên Leica là một thương hiệu cực kỳ lớn và nổi tiếng trong nhiếp ảnh đường phố.

Năm 1959 – Nikon F

Trở lại năm 1959, Nikon ra mắt chiếc máy ảnh SLR (máy ảnh phản xạ ống kính đơn) đầu tiên của mình với tên gọi chỉ vọn vẹn Nikon F. Tất cả các tính năng trên Nikon F thực tế không mới mà đã có trên các mẫu máy khác của các nhà sản xuất khác, như lăng kính năm mặt, gương quay lại tức thì và ống kính hoán đổi gắn trên ngàm cung tròn (bayonet). Nhưng thứ mà Nikon đã làm cho chiếc máy ảnh F đi xa chính là kết hợp các yếu tố đó vào trong một sản phẩm duy nhất, vượt trội hơn rất nhiều so với bất cứ thứ gì ngành công nghiệp từng thấy và sử dụng trước đây.

7 chiếc camera mang tính cách mạng và thay đổi cách chúng ta chụp ảnh

7 chiếc camera mang tính cách mạng và thay đổi cách chúng ta chụp ảnh
Nikon F của Don McCullin

Có lẽ bằng chứng lớn nhất về chất lượng của Nikon F là tuổi thọ rất dài và sử dụng tốt trong nhiều điều kiện khắc nghiệt. Được sản xuất cho đến năm 1973, Nikon F đã được sử dụng rộng rãi bởi các phóng viên ảnh trên khắp thế giới, bao gồm Don McCullin, người mà chiếc máy ảnh Nikon F của anh đã đỡ một viên đạn trong chiến tranh Việt Nam. Các phiên bản sửa đổi của máy ảnh Nikon F cũng được sử dụng trong không gian, bao gồm cả trên trạm vũ trụ Skylab vào đầu những năm 1970. Và hiện nay những di sản của Nikon F vẫn còn hiện hữu qua rong các máy ảnh hiện đại. Nikon đã giới thiệu ngàm F, ngàm ống kính vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay trên các máy ảnh DSLR của Nikon.

Năm 1975 – Kodak phát minh ra máy ảnh kĩ thuật số đầu tiên

Đến năm 1975, trong khi đang làm việc cho Eastman Kodak thì kĩ sư điện Steven Sasson đã phát triển ra chiếc máy ảnh kĩ thuật số cầm tay đầu tiên. Được xây dựng trên các công trình trước đây của Bryce Bayer từ Kodak, người đã phát minh ra filter cảm biến Bayer thường được dùng với khả năng thấy được ba màu ánh sáng đỏ, xanh lá và xanh dương. Chiếc máy ảnh của Sasson khi đó nặng chỉ khoảng 3.6kg với độ phân giải 0.01 megapixel, nghĩa là 100×100 pixel.

7 chiếc camera mang tính cách mạng và thay đổi cách chúng ta chụp ảnh
Apple Quicktake 200

Chiếc máy ảnh này vẫn còn là một mẫu thử nghiệm và thật đáng tiếc nó không được đưa ra thị trường, nhưng nhanh chóng nó đã thúc đẩy các công ty nhiếp ảnh khác sử dụng công nghệ này và phát triển hơn nữa để đưa ra thị trường.Apple khi đó đã là công ty tung ra rộng rãi máy ảnh kĩ thuật số ở phân khúc tiêu dùng với cảm biến Bayer trên Apple QuickTake vào năm 1994. Và chiếc máy ảnh DSLR (Digital single-lens reflex) đầu tiên chính là FinePix S1 Pro từ Fujifilm được ra mắt vào tháng 11/2001.

Năm 1976 – Canon AE-1

Được ra mắt tại Nhật Bản vào năm 1976, chiếc máy ảnh Canon AE-1 khi đó là một cuộc cách mạng với hai lý do, thứ nhất nó là chiếc máy ảnh SLR đầu tiên có bộ vi xử lý microprocessor cho phép các tính năng như ưu tiên tốc độ màn trập, tự động phơi sáng. Lý do thứ hai chính là vì khi đó nó cực kì được ưa chuộng vì quảng cảo khá rầm rộ, lúc đó Canon đã bán được hơn 1 triệu máy và không có nhà sản xuất nào có thể vượt qua được vào thời điểm đó.

7 chiếc camera mang tính cách mạng và thay đổi cách chúng ta chụp ảnh

AE-1 sống ở thời kì tiên phong của các máy ảnh SLR điện tử và nó sử dụng nhựa cùng các cấu trúc mô-đun, giúp cho chiếc máy ảnh giảm được chi phí và thu hút những người dùng nhập môn, những người dùng thông thường. Vào năm 1981, Canon ra mắt AE-1 Program là phiên bản nâng cấp của AE-1 với tính năng phơi sáng tự động hoàn toàn có thể thiết lập khẩu độ và tốc độ màn trập. AE-1 khi đó dùng ngàm FD của Canon và được thay thế bởi ngàm EF khi chiếc máy ảnh EOS SLR đầu tiên được ra mắt vào năm 1987.

Năm 2007 – iPhone từ Apple

Năm 2007 khi Apple ra mắt chiếc iPhone đầu tiên, camera trên thiết bị khi đó không quá nổi trội như camera hiện nay. Nó thậm chí còn không thể quay video, nhưng gã khổng lồ công nghệ lúc đó đã phát triển phần cứng và xử lý hình ảnh khiến cho nó có được chỗ đứng trước cả khi người dùng công nghệ bắt đầu so sánh camera trên các smartphone. Thậm chí trong bài so sánh iPhone 11 với chiếc iPhone đầu tiên, bạn có thể thấy ảnh MKBHD so sánh gần như giống nhau hoàn toàn nếu bỏ qua vấn đề chi tiết ảnh.

7 chiếc camera mang tính cách mạng và thay đổi cách chúng ta chụp ảnh

Có thể thấy dù Apple không quá đầu tư vào phần cứng, nhưng nhà sản xuất iPhone đã đầu tư vào phần mềm. Minh chứng cho việc này là khi Instagram lần đầu được ra mắt, nó chỉ hỗ trợ mỗi thiết bị iOS và người ta khi đó chỉ sử dụng iOS mà thôi. Dần dần, các iPhone của Apple đã thay đổi cách mà người ta chụp ảnh, bỏ qua các máy ảnh cồng kềnh mà vẫn thu được những bức ảnh góc độ đẹp, màu sắc tốt. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến nhiếp ảnh và thúc đẩy tạo ra giải thưởng iPhone Photography Awards dành cho các bức ảnh tuyệt vời chụp từ iPhone trên khắp thế giới.

Năm 2008 – Canon EOS 5D Mark II

Dòng máy ảnh EOS 5D từ Canon đã luôn là dòng máy chủ lực từ Canon, nhưng riêng chiếc 5D Mark II thì có thể xem là huyền thoại trong dòng này dù đã có các máy mới hơn, mạnh hơn và chuyên nghiệp hơn rất nhiều. 5D Mark II là chiếc máy ảnh DLSR đầu tiên có khả năng quay video, cho phép quay Full HD 1080p ở độ phân giải 30fps và sau đó thêm vào tuỳ chọn quay 24 fps theo yêu cầu từ người dùng.

7 chiếc camera mang tính cách mạng và thay đổi cách chúng ta chụp ảnh
5D Mark II được sử dụng để quay phim Biệt Kích Ngầm (Act Of Valor) 2012

Độ phân giải Full HD kết hợp với cảm biến full-frame lớn của 5D Mark II, cùng khả năng thay thế ống kính giúp người dùng có thêm tuỳ chọn thiết bị rẻ để quay phim cinema. Không chỉ được các đạo diễn, các nhà làm phim độc lập săn đón, 5D Mark II còn được các công ty phụ kiện quan tâm rất nhiều và cho ra các hệ thống lấy nét, hệ thống trượt, hệ thống chống rung,… dành cho chiếc máy ảnh này. Với thành công của 5D Mark II dành cho các nhà làm phim, nó đã thúc đẩy Canon cho ra dòng sản phẩm máy ảnh dành cho phim trường.

Năm 2013 – Sony A7

Mặc dù Sony A7 không phải là chiếc máy ảnh mirrorless đầu tiên, nhưng nó là một chiếc máy ảnh thay đổi cuộc chiến giữ DSLR và mirrorless trong thời kì đầu. Sony A7 là chiếc máy ảnh full-frame mirrorless đầu tiên, hoặc có nghĩa là 35mm cùng kích thước với cảm biến máy ảnh trong các máy DSLR chuyên nghiệp. Sony A7 từng được Digital Trends xướng danh là chiếc máy ảnh của năm 2013.

7 chiếc camera mang tính cách mạng và thay đổi cách chúng ta chụp ảnhSony A7 là chiếc máy ảnh mirrorless chuyên nghiệp đầu tiên mà các nhiếp ảnh da chuyên nghiệp nhắm tới nếu muốn một kiểu dáng thon gọn hơn so với DSLR. Bên trong A7 là cảm biến 24 megapixel đi cùng với thân máy có trọng lượng chỉ 474g và nhẹ hơn nhiều so với các máy DSLR chuyên nghiệp. Nhờ vào chất lượng hoàn thiện và chất lượng ảnh của A7, nhiều nhà sản xuất máy ảnh cũng như ngành công nghiệp nhiếp ảnh đã bắt đầu chuyển sang máy ảnh không gương lật. Tất cả đều nhờ vào sự thành công của Sony A7.

Quảng cáospot_img

Tin liên quan

Tin gần đây