Trang chủTin tứcThủ thuật - Ứng dụng7 bước đơn giản để xác định vấn đề mạng

7 bước đơn giản để xác định vấn đề mạng

Trong tất cả những vấn đề có thể xảy ra với chiếc máy tính của bạn, kết nối mạng có lẽ là vấn đề đau đầu nhất.

Mặc dù chiếc máy tính của bạn có thể làm được nhiều việc mà không cần đến internet nhưng thiếu nó thì không hề vui vẻ tí nào. Tệ hơn nữa là khi bạn khó có thể tìm cách sửa lỗi khi không thể online. Hãy lần lượt đến với những bước sau để chuẩn đoán vấn đề xảy ra với mạng của bạn. Sau khi đọc xong bài viết này, lần tới khi bạn vào trình duyệt và hiện lên thông báo “Không thể kết nối”, bạn sẽ biết mình phải làm gì. Giống như tất cả những việc sửa lỗi, ta đi từ chung chung tới chi tiết.

Sau mỗi bước, hãy thử kết nối đến một trang web để xác định lỗi của bạn đã được sửa chưa. Nếu chưa, hãy đến với những phần tiếp theo.

0. Hãy chắc chắn rằng đó là vấn đề của bạn

Đôi khi nó có vẻ như thiếu kết nối mạng có nguyên nhân từ đầu ra của một trang web. Nếu bạn không thể kết nối đến Twitter, hãy thử kết nối đến một vài trang web khác để đảm bảo rằng vấn đề về mạng có phải từ bạn hay không. Bạn có thể sử dụng IsUp.me để xác định liệu chỉ mình bạn hay tất cả mọi người đều gặp vấn đề với trang web đó.

- Advertisement -

1. Khởi động lại mọi thứ và kiểm tra những thiết bị khác

Khi không thể kết nối tới mạng, đừng buồn bã vì có thể có cách đơn giản nhất để sửa vấn đề này, đó là khởi động lại thiết bị của bạn. Khởi động lại có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề, vì vậy hãy chắc chắn rằng đây là phản ứng đầu tiên với vấn đề về mạng.

Tiến lên  và khởi động lại chiếc PC cũng như modem và router của bạn. Để dọn dẹp cache của modem và router, đợi 60 giây trước khi mở chúng lên lại. Tắt mọi thứ sau đó bật lên lại đầu tiên để chắc chắn rằng đây không phải là vấn đề tạm thời. Tốt hơn hết là khởi động lại lúc này.

7 bước đơn giản để xác định vấn đề mạng
Ảnh: reboot (nguồn Christian Tabernacle)

Một khi bạn đã hoàn tất việc khởi động lại, nếu bạn có một chiếc máy tính khác (hoặc thiết bị di động), hãy thử online với chiếc máy đó. Nếu bạn thấy chỉ có một chiếc máy tính không thể kết nối, bạn có thể tiếp tục thu hẹp vùng số lỗi nghi ngờ. Trên thiết bị đó, hạy chạy chương trình diệt virus để đảm bảo rằng không có virus nào đang ngăn chặn kết nối mạng của mình. Hãy cũng đảm bảo rằng thiết bị tường lửa của bạn không bị thay đổi.

Cuối cùng, hãy thử sử dụng trình duyệt khác để xem liệu trình duyệt đang dùng của bạn có gặp vấn đề không.

2. Kiểm tra kết nối vật lý

Vấn đề của bạn vẫn còn sau khi đã khởi động lại? Trước khi bắt đầu xem xét sâu bên trong phần cài đặt và thử nghiệm, thứ tiếp theo bạn phải kiểm tra là bạn có kết nối vật lý hay không. Nếu bạn sử dụng một cáp Ethernet để kết nối tới router, hãy kiểm tra để đảm bảo rằng nó không bị rút ra. Nếu chiếc laptop của bạn có nút bật tắt wifi hay chế độ máy bay, hãy đảm bảo rằng wifi đang được bật.

Một khi bạn đã xác nhận được kết nối của mình, hãy kiểm tra thiết bị của bạn. Đèn trên router/modem của bạn có ánh sáng xanh như thường lệ? Nếu không có ánh sáng xuất hiện sau khi khởi động lại, thiết bị này có thể đã bị hỏng. Nếu bạn nhận được ánh sáng đỏ, ISP của bạn có vẻ đã hư.

3. Chạy chương trình Network Troubleshooter

Windows được trang bị trong mình một số trình sửa lỗi hiệu quả có thể tự tìm và sửa chữa những vấn đề máy gặp phải. Để chạy trình sửa lỗi cho những vấn đề về mạng, click chuột phải vào biểu tượng mạng dưới khay hệ thống và chọn Troubleshoot Problems. Một khi trình sửa lỗi chạy, bạn có thể sửa lỗi, tìm ra lỗi để sửa, hoặc đôi khi xui xẻo là không tìm được lỗi.

Nếu trình sửa lỗi tìm được một vấn đề và sau đó sửa, hãy thử kết nối lại. Nếu bạn nhận được thông báo về một lỗi xác định hoặc tên một vấn đề mà Windows không thể tự sửa, hãy ghi nó lại và tìm cách sửa sau.

4. Kiểm tra địa chỉ IP hợp lệ hay không

Tại điểm này, chúng ta đã xác định được đây không phải là vấn đề tạm thời và tất cả phần cứng đều hoạt động. Vì Windows không thể tự sửa lỗi, chúng ta phải định vị điểm mà lỗi xảy ra trong quá trình kết nối.

Có một ý kiến hay là đừng chọn những cài đặt IP lạ. Để kiểm tra điều này, gõ dòng chữ Network and Sharing Center vào Start Menu. Ở bên phải, nơi bạn có thể nhìn thấy Connections, click vào tên Wifi hoặc mạng có dây của bạn. Chọn Properties và double-click vào Internet Protocol Version 4.

Trừ khi bạn đã cài đặt một IP tĩnh, hãy chắc chắn rằng bạn check vào dòng Obtain an IP address automaticallyObtain DNS server address automatically. Lặp lại quá trình này đối với Internet Protocol Version 6 để đảm bảo mọi thứ đều tự động.

Một khi bạn đã hoàn thành việc này, bạn có thể kiểm tra lại để xem router có đang cung cấp cho bạn một địa chỉ IP hợp lệ hay không. Mở một cửa sổ dòng lệnh bằng cách gõ cmd vào Start Menu, gõ ipconfig và nhìn vào dòng chữ phía dưới Ethernet adapter (cho kết nối có dây) hoặc Wireless LAN Adapter (cho kết nối không dây).

Nếu dòng IPv4 Address bắt đầu với 169.x.x.x, chiếc máy tính của bạn đang không nhận được một địa chỉ IP hợp lệ từ router. Gõ vào 2 dòng lệnh này có thể sửa được vấn đề trên:

ipconfig /release

ipconfig /renew

Nếu bạn vẫn còn địa chỉ IP 169.x.x.x sau khi đã nhập vào những dòng trên và sau khi ipconfig lại, chiếc máy của bạn vẫn không nhận được IP hợp lệ từ router. Hãy thử cắm trực tiếp cỗ PC này vào modem với một sợi cáp Ethernet và xem liệu bạn có thể online. Nếu có thể, vấn đề nằm ở router của bạn.

5. Thử ping và theo dõi đường đi của nó

Nếu địa chỉ IP của bạn bắt đầu với thứ gì đó khác 169 khi bạn chạy ipconfig, bạn có một địa chỉ IP hợp lệ từ router của mình và vấn đề của bạn xảy ra giữa router và internet.

Hãy gõ dòng lệnh này để ping đến DNS server của Google để xem liệu bạn có thể online (bạn có thể thay thế8.8.8.8 với bất cứ thứ gì, chẳng hạn như msn.com).

ping 8.8.8.8

Điều này sẽ gửi đến bạn 4 packet từ Google. Nếu nó gặp thất bại trong việc gửi, bạn sẽ được thông báo về vấn đề đã xảy ra. Để biết được nhiều thông tin hơn, hãy gõ dòng lệnh này vào để theo dõi đường đi giữa chiếc máy tính của bạn và server DNS của Google:

tracert 8.8.8.8

Dòng lệnh trên cung cấp cho bạn từng bước mà thông tin đã đi qua để đến tới đích mà bạn muốn. Hãy xem nó, và nếu nó thất bại, hãy kiểm tra xem vấn đề gì đã xảy ra. Nếu lỗi xuất hiện ở quãng đầu của đường đi, mạng cục bộ của bạn có vẻ đã gặp vấn đề.

6. Liên lạc với ISP của bạn

Nếu tất cả các bước trên hoàn tất thành  công, chúng ta đã xác minh được thiết bị của bạn đang hoạt động, chúng ta có một địa chỉ IP hợp lệ từ router, và vấn đề xảy ra ngoài mạng cho nhiều thiết bị. Nếu trường hợp này đúng, tùy chọn tốt nhất tiếp theo của bạn là xem xét xem ISP có gặp vấn đề hay không.

Việc sử dụng smartphone sẽ chứng minh được giá trị của mình tại đây, bạn có thể tìm kiếm bản đồ tắc nghẽn (như DownDetector.com) từ nhà cung cấp của mình hoặc sử dụng mạng xã hội để xem liệu có nhiều người gặp vấn đề tương tự hay không. Nếu bạn không thể tìm thấy thứ gì, hãy gọi cho ISP của mình để xem liệu có vấn đề gì không. Có thể vấn đề dây chuyền ảnh hưởng đến một khu vực nhỏ, họ có thể tiến hành kiểm tra.

7.Chờ đợi

Một khi bạn đã liên lạc với ISP và được thông báo rằng nhiều người cũng gặp vấn đề như bạn, điều bạn có thể làm là chờ đợi. Nhiều lần, bạn không thể tự sửa được vấn đề về mạng. Khi những kẻ tấn công hạ một nửa thế giới internet vào cuối tháng 10, không cái nào trong những giải pháp trên giúp người dùng có thể online trở lại. Nếu ISP của bạn chú ý đến vấn đề này, đầy hi vọng rằng họ sẽ sửa chữa những vấn đề này trong thời gian ngắn.

Kết nối

Trên đây là những bước mẫu phổ biến để xử lý khi không thể kết nối mạng, vì hệ thống của bạn đôi khi có những sự khác biệt nhất định. Vì vậy, hãy cho Công Nghệ Việt biết bạn ứng phó thế nào với những vấn đề về mạng dưới phần bình luận nhé!

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan