Công nghệ VR và kính hiển vi sẽ giúp các nhà khoa học “quan sát” sâu bên trong căn bệnh, giúp tạo ra các phương pháp điều trị tốt hơn.
Trước đây, bạn chỉ có thể tìm hiểu rất nhiều về các tế bào bằng cách nghiên cứu các hình ảnh 2D và công nghệ kính hiển vi 3D có thể tạo ra rất nhiều dữ liệu có thể khó giải mã. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Carnegie Mellon và Virginia Mason có một câu trả lời: hãy để các nhà khoa học đi sâu vào ‘bên trong’ các tế bào. Họ đã kết hợp thực tế ảo (VR) với kính hiển vi mở rộng (tăng mẫu hơn 100 lần) để khám phá những dữ liệu tế bào quá phức tạp để xử lý. Khi các tế bào đã chụp ảnh, dán nhãn và biên dịch thành dữ liệu, một kỹ thuật tùy chỉnh sẽ biến thông tin 2D thành môi trường 3D.
Đây là cách tiếp cận có thể rất quan trọng đối với y học. Nhóm nghiên cứu hy vọng công cụ của mình (ExMicroVR) sẽ cung cấp mức độ hiểu biết sâu rộng hơn về các bệnh, từ đó có thể tạo ra các phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Có đến sáu người có thể sử dụng dữ liệu cùng một lúc, đảm bảo rằng các nhà khoa học có thể làm việc cùng nhau. Và điều quan trọng nhất, Carnegie Mellon muốn công cụ do mình phát triển sẽ có “giá cả phải chăng và dễ dàng tiếp cận” đối với các nước đang phát triển. Bạn sẽ không cần kính hiển vi tốn kém hoặc thời gian nghiên cứu quá lớn để nghiên cứu y học.