Quản lý của Fujifilm khu vực Vương Quốc Anh – Andreas Georghiades đã có một buổi trò chuyện phỏng vấn trong một show postcast của Fujicast.
Dưới đây là những phần chính mà Andreas đề cập:
Double exposure
X-Pro3, X100V và X-T4 có các thiết lập double exposure mới nhưng vẫn còn nhiều cải tiến cần phải làm. Andreas đã yêu cầu Fujifilm tại Nhật Bản có thể tạo ảnh double exposures bằng cách chọn hai bức ảnh đã chụp sẵn, nhưng ông vẫn chưa chắc chắn sẽ có tính năng này.
Doanh số bán X-Pro3 với X-Pro2
X-Pro2 là chiếc máy ảnh đầu tiên được giới thiệu với cảm biến và vi xử lý ảnh thế hệ mới trên dòng máy ảnh X (24MP X-Trans III và X-Processor Pro), vì lý do này mà nhu cầu cho X-Pro2 không bình thường chút nào và một số người dùng từ X-T1 nâng cấp thẳng lên X-Pro2 để có thể có cảm biến và vi xử lý mới nhất. Sau đó người dùng đã chuyển sang X-T2 khi nó ra mắt. Nói cách khác thì X-Pro3 là chiếc máy ảnh thứ ba sử dụng cảm biến X-Trans IV và vi xử lý X Processor 4, Fujifilm chưa từng kỳ vọng rằng X-Pro3 sẽ bán chạy và chính vì vậy công ty đã quyết định sử dụng thiết kế màn hình ẩn.
Thực tế mà nói không một hãng máy ảnh nào làm hài lòng tất cả mọi người, hiện doanh số bán của X-Pro3 khá phức tạp nhưng tổng quan thì vẫn như Fujifilm kỳ vọng.
Giới hạn của cảm biến APS-C về Megapixel
Andreas không rõ giới hạn là gì nhưng giả sử có giới hạn của cảm biến APS-C ngay bây giờ thì giới hạn đó sẽ vào khoảng 3-4 năm sau chứ không phải bây giờ. Hiện tại có vẻ như Andreas còn chưa biết được giới hạn của cảm biến APS-C nên ông không trả lời chi tiết câu hỏi này.
Màn hình xoay lật của Fujifilm X-T4 trong tương lai
Màn hình của máy là thứ gây tranh cãi trong thời gian gần đây, một số người dùng ưa thích những thay đổi mới những một số khác lại tỏ ra khó chịu. Màn hình của Fujifilm X-T4 khác biệt và mặc dù nhận được nhiều ý kiến tích cực nhưng Andreas không rõ liệu nó có đến với dòng máy X-H sau này hay không. Khi X-T3 được ra mắt thì nhiều người dùng đã phàn nàn rằng tại sao không có màn hình selfie, nhưng hiện tại vẫn có nhiều người dùng phàn nàn về màn hình xoay lật này bất tiện khi chụp ảnh. Andreas cho biết, tuỳ thuộc vào nhiều bối cảnh chụp và tay nghề người chụp thì thật sự màn hình của X-T3 tốt hơn.
Các ống kính 1 tiêu cự tốc độ siêu nhanh
Khi Fujifilm hiểu rằng ống kính Fujinon XF 33mm f/1.0 sẽ nặng hơn 1kg thì nhà sản xuất biết rằng họ phải thay đổi tiêu cự. Hiện Fujifilm đang cân nhắc giữa 40mm và 50mm, tuy nhiên họ bỏ qua phương án 70mm f/1.0. Cuối cùng Fujifilm quyết định là Fujinon XF50mm f/1.0, nhờ vào thành công của chiếc ống kính này thì đội ngũ của công ty đang có ý định phát triển thêm các ống kính 1 tiêu cự khác.
Thiết lập clarity bên trong camera của X-Pro3 và X100V
Việc thiết lập clarity bên trong máy ảnh sẽ gây hiện tượng chậm máy khi lưu ảnh, Fujifilm nhận thức được hạn chế của thiết lập này. Đây từng là vấn đề của hiệu ứng chrome trên dòng máy GFX, hiện tại Andreas chưa rõ là có bản cập nhật sửa lỗi hay không, ông khuyến cáo là nên chụp RAW và thêm clarity sau hậu kỳ.
Cân bằng cập nhật firmware cho các máy ảnh mới, máy ảnh hot và máy ảnh cũ
Fujifilm có lắng nghe người dùng về vấn đề firmware, nhưng thật sự rất đáng tiếc vì nguồn lực có hạn. Một đội ngũ phát triển firmware cho máy ảnh mới vẫn đảm nhiệm viết firmware cho các máy ảnh hiện có. Đồng thời đội ngũ phải lên lịch trình cho các máy ảnh để kịp với các máy ảnh mới. Bản thân Andreas cũng khá khó chịu khi tới bây giờ X-T3 vẫn chưa có tính năng nào mới.
Theo Andreas, các cảm biến và vi xử lý mới ngày càng mạnh mẽ và chúng có sức mạnh cho tuổi đời 2-3 năm thay vì chỉ 2 năm chu kỳ như lúc trước, chính vì vậy việc có các bản cập nhật là điều nên cần để giúp ổn định máy, cũng như thêm tính năng và giữ chân người dùng.
Nhưng việc viết các bản firmware mới cũng tương đối đắt tiền, lên đến hàng triệu USD, nó không phải chỉ là copy và paste vì chỉ cần khác biệt một chút về thông số phần cứng sẽ khác biệt rất nhiều về dòng code. Theo cá nhân Andreas, Fujifilm có thể phân ra các tính năng cần thiết như liên quan tới lấy nét và màu film Classic Negative nên được cập nhật. Nhưng trong khi đó các tính năng người dùng mong muốn như chống rung hình ảnh điện tử, backup video,… vẫn chưa thật sự cần thiết.
Liệu có bản cập nhật firmware cho X-T3 để có thể bằng với X-T4 hay không?
X-T3 và X-T4 sử dụng chung cảm biến và vi xử lý, về mặt lý thuyết thì tốc độ lấy nét tren X-T3 có thể được cải tiến và độ nhạy lấy nét tự động trong điều kiện thiếu sáng có thể xuống tới -6EV. Ngoài ra có thể thêm Classic Negative, thêm các thiết lập cho tone curves và nhiều tính năng nâng cao như nâng cao multiple exposure, nâng cao theo dõi AF, backup video và nhiều hơn nữa. Tuy nhiên Andreas vẫn chưa rõ khi nào sẽ có bản cập nhật.
Cập nhật XF10 hoặc dòng máy ảnh compact với dòng máy ảnh thay đổi ống kính
Andreas rất muốn có người kế nhiệm của chiếc Fujifilm X70 là chiếc X80 được đồn đại. Ngoài ra ông cho biết nhu cầu các máy ảnh compact cao cấp đang giảm dần từng tháng mà thay vào đó là dòng máy ảnh thay đổi ống kính thu hút hơn. Thị trường máy ảnh thay đổi ống kính có triển vọng hơn thị trường máy ảnh compact.
Fujifilm sẽ làm cách nào để thu hút nhiều nhiếp ảnh gia hoang dã và thể thao?
Fujifilm đem đến hai ống kính XF 100-400mm f/4.5-5.6 và ống Fujinon XF200mm f/2, Fujifilm muốn thu hút thêm nhiều người dùng chụp ảnh thế giới hoang dã và thể thao hơn nữa. Nhiều người dùng cũng đã yêu cầu một ống kính tele một tiêu cự để dành cho chụp thể thao và hoang dã, thế nên Fujifilm tung ra ống Fujinon XF200mm f/2.
Nhưng nhu cầu của ống XF200mm f/2 này lại không như mong đợi vì chẳng ai muốn mua ống kính giá 6,000 USD và gắn lên máy ảnh 1,500 USD. Chính vì doanh thu thấp mà các kĩ sư Fujifilm không muốn phát triển các ống kính tele có tốc độ lấy nét nhanh.
Cuối cùng, về Fujifilm X-H2
Dòng X-H được Fujifilm nhắc tới là vẫn sẽ tiếp tục và đây vẫn sẽ là dòng flagship, tất nhiên chiếc X-H2 cũng sẽ là flagship. Nhưng ngoài ra Andreas chẳng đề cập gì thêm.