Trên tay FREETEL Musashi nắp gập, độc đáo nhưng sẽ kén người dùng

Nếu như khoảng 6-7 năm về trước, người dùng có nhiều lựa chọn về kiểu dáng điện thoại từ bàn phím Qwerty, T9, nắp gập cho đến dạng trượt… thì cho đến khi smartphone bùng nổ cũng là dấu chấm hết cho những thiết bị này.

Musashi xuất hiện mang đến cho người dùng nhiều điều mới mẻ về thiết kế đang dần bão hòa khi màn hình cảm ứng xuất hiện.

DSC06167

Thiết kế cực ngầu như kiếm Nhật

Musashi có ngoại hình tương tự những chiếc nặp gập đến từ Nhật Bản không lẫn vào đâu được. Máy to, dài, hầm hố nhưng không quá nặng. Người dùng có thể sử dụng Musashi theo 2 cách: Dùng máy như 1 chiếc smartphone bình thường với màn hình cảm ứng bên ngoài hoặc sử dụng như 1 chiếc nắp gập trước đây nhưng sẽ được tích hợp thêm màn hình cảm ứng tương tự mặt ngoài.

DSC06168 DSC06175

Nếu sử dụng màn hình cảm ứng bên ngoài thì máy khá dày nhưng vẫn có thể cầm nắm khá thoải mái bằng 1 tay nhờ kích thước màn hình chỉ 4 inch. Màn hình này cũng được tích hợp 3 phím điều hướng là back, home và đa nhiệm.

DSC06178

Còn khi mở nắp thì 3 nút này hoàn toàn biến và người dùng có thể tương tác với màn hình trong bằng cách chạm trực tiếp lên màn hình hoặc sử dụng các phím cứng phía dưới để tương tác với màn hình. Bạn có thể sử dụng nút bên góc trái để chọn, bấm nút góc phải để back, bấm nút end call để trở về home, bấm nút giữa cuộc gọi và end call để mở trung tâm thông báo, bấm nút ngôi sao để mở menu.

Bàn phím T9 trên Musashi được tráng một lớp nhựa cứng với những hoạ tiết hoa văn đường tròn đồng tâm có khả năng phản chiếu ánh sáng đẹp mặt. Nhưng cũng vì thế mà phần bàn phím này khá cứng và hơi khó thao tác. Tuy nhiên, nếu bạn không quen sử dụng bàn phím T9 thì máy vẫn hỗ trợ bàn phím ảo bên trong màn hình.

Điểm mình không thích trên Musashi là máy chỉ có duy nhất 1 cổng Micro USB cho mọi kết nối từ sạc, tai nghe cho đến đồng bộ dữ liệu, và dù được trang bị nắp đậy nhưng máy không có khả năng chống nước.

DSC06189

Màn hình độ phân giải thấp nhưng chất lượng tốt

Masushi sở hữu 2 màn hình trong và ngoài có cùng kích thước 4 inch độ phân giải WVGA 800×480 pixels. Tuy có độ phân giải thấp nhưng chất lượng hiển thị trên Masushi rất ổn, màu sắc tái tạo khá, góc nhìn khá rộng.

DSC06182

Hiệu năng và camera chưa hài lòng

Hiệu năng không phải là thế mạnh của Musashi, máy chỉ sử dụng bộ vi xử lý 4 nhân MediaTek MT 6735M, RAM 1 GB cùng bộ nhớ ít ỏi 8 GB. Đối với những tác vụ sử dụng bình thường, tốc độ phản hồi cũng khá nhanh, ổn định nhờ việc FREETEL vẫn giữ nguyên giao diện Android 5.1 Lollipop gốc không tùy biến. Tuy vậy việc chiến các tựa games nặng không tốt do bộ nhớ RAM khá ít ỏi. Thực tế với tầm giá 4 triệu chúng ta có quyền đòi hỏi nhiều hơn, ở đây có thể thấy FREETEL không chạy theo cấu hình như các hãng khác.

Bên cạnh đó, máy còn được trang bị camera chính 8 MP khẩu độ f/2.2 cùng máy ảnh selfie 2 MP. Chất lượng chụp của Musashi chỉ ở mức trung bình, ngay cả trong điều kiện đủ sáng, màu sắc vẫn hơi nhạt, độ chi tiết không cao còn ở điều kiện thiếu sáng thì hình ảnh noise khá nặng.

Ảnh: Chụp ngoài trời
Ảnh: Chụp ngoài trời
Ảnh: Thử camera trước chế độ làm đẹp
Ảnh: Thử camera trước chế độ làm đẹp
Ảnh: Chụp trong nhà
Ảnh: Chụp trong nhà

Tạm kết

Nhìn chung, Musashi dành cho những ai đang tìm kiếm 1 chiếc điện thoại có thiết kế độc đáo, lạ mắt, mang nét hoài cổ trong cả rừng điện thoại cảm ứng.

Điểm mạnh:

  • Thiết kế độc đáo
  • Cảm giác cầm nắm mới lạ
  • Thời lượng pin tốt

Điểm yếu:

  • Cấu hình không cao
  • Camera trung bình
  • Thiếu tính năng đột phá
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan