Một trong những vấn đề người dùng cuối gặp phải khi mua một chiếc UltraBook đó là cấu hình. Thông thường, nhân viên sẽ tư vấn mẫu và đến khi họ nói đến CPU được trang bị trên nó thì thật sự là vô vàn các con số, chữ và cũng rất nhiều khác biệt về hiệu năng của sự khác biệt trên.
Sự thật vẫn là sự thật, cùng một dòng U hoặc Y cùng một thế hệ có thể là “Kaby Lake”, i3 sẽ là yếu nhất, i7 mạnh nhất và i5 là năm giữa hai CPU trên.
Nếu không rõ ràng, bạn sẽ dễ bị lừa gạt
Hiện nay hầu hết trên các thiết bị chạy hệ điều hành Windows đều có gắn logo của Intel với tên của vi xử nó chạy ví dụ như Intel Core i5 inside hoặc Intel Core i7 inside. Nếu việc chỉ dựa vào các tên gọi kia thì thật sự là sai lầm không đáng có, và đến lúc bạn thực sự sử dụng thiết bị trên thì sẽ có vài câu hỏi như sao i7 của mình lại không thật sự mạnh hoặc nhanh như i7 của bạn mình, hoặc là i7 của mình “có vẻ” như không nhanh như i5 chẳng hạn.
Để dễ hình dung, dưới đây là hai ví dụ:
- Vi xử lí thế hệ thứ 7 “Kaby Lake” Intel Core i7-7Y75
- Vi xử lí thế hệ thứ 7 “Kaby Lake” Intel Core i7-7500U
Bạn có thể thấy rằng hai CPU trên gần như là tương tự nhau, đều là 7th Gen/i7/Kaby Lake nhưng điểm mấu chốt là việc chúng dùng hai dòng khác nhau đó là Y-Series với mã luôn chứa một chữ Y và U-Series với mã luôn kết thúc bằng chữ U.
Một số người thì dễ dàng nhận ra, nhưng vẫn không phải là tất cả mọi người. Và người dùng cuối chỉ thật sự nhận ra khi họ đã mua phải một chiếc Ultrabook mới chạy chip i7 chung chung nào đó bên trong nó.
Sự khác biệt về hiệu năng giữa hai Series
Để dễ so sánh giữa U và Y-Series, mình sẽ dẫn ra cho bạn 3 ví dụ cho mỗi Series. Với U-Series bao gồm Core i7-7500U, Core i5-7200U và i3-7100U. Y-Series bao gồm Core i7-7Y75, Core i5-7Y54, và Core m3-7Y30.
Tất cả 6 vi xử lí trên đều có 2 nhân/4 luồng xử lí, riêng mỗi Core i3 U-Series sẽ không mang công nghệ Intel Turbo Boost, và tất cả trong số chúng đều sử dụng đồ họa tích hợp của Intel.
Bảng so sánh clock speed của chúng:
Processor | Base clock | Turbo clock | Cache |
---|---|---|---|
Core m3-7Y30 | 1.00GHz | 2.60GHz | 4MB |
Core i5-7Y54 | 1.20GHz | 3.20GHz | 4MB |
Core i7-7Y75 | 1.30GHz | 3.60GHz | 4MB |
Core i3-7100U | 2.40GHz | None | 3MB |
Core i5-7200U | 2.50GHz | 3.10GHz | 3MB |
Core i7-7500U | 2.70GHz | 3.50GHz | 4MB |
Bạn có thể thấy được rằng Y-Series có vẻ như có Base clock dường thấp hơn U-Series khá nhiều. Và ngoài ra nếu bạn so sánh giữa vi xử lí của một chiếc máy tính PC thật sự thì Core i5 sẽ ở một cái tầm khác nữa rồi .
Với thông số trên, có thể thấy Turbo Boost là một trong những đặc điểm quan trọng khiến các vi xử lí trên làm việc hiệu quả hơn và cho tốc độ cao hơn, tuy nhiên công nghệ này của Intel không phải lúc nào cũng được bật, nhưng lúc bật thì hiệu năng đều tăng một cách rõ rệt, dưới đây là điểm Geekbench 4:
Processor | Single core | Dual core |
---|---|---|
Core m3-7Y30 | 3,069 | 5,810 |
Core i5-7Y54 | 3,729 | 6,810 |
Core i7-7Y75 | 3,652 | 7,058 |
Core i3-7100U | 3,196 | 6,201 |
Core i5-7200U | 3,804 | 7,508 |
Core i7-7500U | 4,394 | 8,216 |
U-Series thường cho hiệu năng mạnh mẽ hơn trong hầu hết các trường hợp khi so sánh với Y-Series, và thế nó cũng phù hợp hơn nhu cầu của bạn cần một thiết bị mạnh mẽ việc sử dụng hằng ngày.
RAM trên các thiết bị chạy U/Y-Series
Khi ban mua một chiếc Ultrabook, bạn sẽ không có cách nào biết được thiết bị đó có bao nhiêu RAM, hoặc là sở hữu RAM loại gì tên thế nào trừ khi bạn mở máy hoặc là có một miếng giấy ghi to rõ các thông số kĩ thuật mà nó sở hữu.
Nếu bạn muốn có một thiết bị chỉ đặc biệt với RAM thế hệ mới nhất thì hiện tại chỉ có U-Series mới hổ trợ RAM DDR4 mới nhất.
Y-Series chỉ hổ trợ tối đa 16GB RAM LPDDR3-1866 hoặc DDR3L-1600. U-Series hổ trợ lên đến 32GB RAM DDR3L-1600 hoặc DDR4-2133.
Đồ họa tích hợp trên chúng
Với một chiếc Ultrabook, thì chẳng có vi xử lí nào trong bài này phù hợp cho nhu cầu gaming cả, nếu bạn cần một thiết bị để chơi game nhưng lại chỉ có thể chọn được U/Y-Series thì những tựa game chơi trực tiếp sẽ không bao giờ là hoàn hảo hoặc mượt mà ngay cả việc CPU của chúng được xem là mạnh nhưng đồ họa tích hợp lại không được mạnh thì cũng không được xem là phù hợp cho gaming cho lắm, U-Series thường sẽ hổ trợ HD Graphics 620 và Y-Series sẽ là HD Graphics 615.
Những bạn cũng đừng quá lo lắng, hiện nay với các vi xử lí dòng U thường được trang bị thêm các GPU rời đến từ NVIDIA hoặc AMD để một phần nào đó cân bằng hơn trong việc giải trí/chơi game, làm việc hoặc học tập trên một thiết bị tiện lợi như Laptop.
Về điện năng tiêu thụ trên chúng
Điện năng tiêu thụ trên U/Y-Series là một trong những thứ khá quan trọng việc điều này còn liên quan đến cả thời lượng pin của chúng bạn cũng có thể dễ hình dung ra được điều này.
Về mặt kĩ thuật, TDP (Thermal design power) của Y-Series chỉ 4.5W, và sẽ là 15W với U-Series, và thông thường với mức TDP thấp như vậy các thiết bị Ultrabook sẽ không có thêm quạt tản nhiệt vì mức nhiệt tỏa ra của chúng cũng thuộc hàng cực ít và trong điều kiện chạy hết hiệu xuất chúng phần khung vỏ của thiết bị sẽ là “thứ” để tản nhiệt phụ cho các thành phần tản nhiệt thụ động bên dưới lớp vỏ. Và ngoài ra, càng tỏa ít nhiệt cũng đồng nghĩa chúng sẽ có thời lượng pin tốt hơn, dài và dai hơn so với những chiếc máy tỏa nhiều nhiệt.
Intel Y-Series và U-Series, đâu sẽ là lựa chọn
Trong hầu hết các trường hợp, Y-Series CPU thường sử dụng ít điện hơn và thời lượng pin tốt hơn, thiết kế mỏng nhẹ hơn, đẹp hơn bù lại hiệu năng lại không được đánh giá cao và đồ họa tích hợp thì lại khá nhàm chán khi cùng phân khúc với U-Series. Và gần như là Y-Series không phải là một sự lựa chọn tốt ở hiện tại.
Ngoài U/Y-Series thì Intel còn có cả H/HQ/HK CPU trên các dòng laptop hiệu năng cao, thế nên khi bạn mua một thiết bị Ultrabook hoặc Notebook hay Laptop nói chung bạn nên cần biết một chút ít nào đó về các thông số để lựa có sự lựa chọn phù hợp hơn và chỉ bạn mới biết rõ bạn cần gì chứ người bán hàng chỉ muốn bán hàng nhiều hơn thôi, chúc bạn tìm được chiếc máy phù hợp với mình