Trang chủTin tứcMobileThực hư việc Huawei P30 Pro dùng hình ảnh có sẵn để...

Thực hư việc Huawei P30 Pro dùng hình ảnh có sẵn để thay thế ảnh chụp mặt trăng?

Hầu hết người sử dụng đều kinh ngạc trước hệ thống 4 camera Leica, tính năng zoom 5x và 50x trên chiếc điện thoại Huawei P30 Pro. Chiếc điện thoại thông minh vừa được cho ra mắt gần đây được ví như smartphone với ống kính tiềm vọng cùng khả năng chụp được những bức ảnh tuyệt đẹp của mặt trăng.

Vẻ đẹp của mặt trăng trong những bức ảnh chụp bằng điện thoại Huawei P30 Pro quá ấn tượng đến độ trang công nghệ Trung Quốc Aifou.cn đã phải nhận định rằng AI của chiếc P30 Pro sử dụng hình ảnh mặt trăng mà nó đã được “học” từ trước và thêm chi tiết giả vào bức ảnh thực mà người dùng chụp được, trang này cũng đã cung cấp thêm những hình ảnh chứng minh chi tiết.   

Thực hư việc Huawei P30 Pro dùng hình ảnh có sẵn để thay thế ảnh chụp mặt trăng?

Sự nghi ngờ xuất phát từ tính năng AI của Huawei P30 Pro. Tính năng này sẽ tự động bật chế độ Moon Mode khi người dùng đưa máy lên để chụp mặt trăng. Nó được thế kế nhằm mục đích cung cấp đến người sử dụng những bức ảnh rõ nét và đẹp nhất.

Cũng từ đây blogger Xiaoqian Shi người Trung Quốc đã làm 1 bài test tương tự trên trang của mình.

Trong lần test đầu tiên của mình, anh ấy so sánh 2 tấm chụp ảnh mặt trăng của mình, với 1 tấm là có bật chế độ AI và 1 tấm ko bật khi chụp.

Thực hư việc Huawei P30 Pro dùng hình ảnh có sẵn để thay thế ảnh chụp mặt trăng?

Thực hư việc Huawei P30 Pro dùng hình ảnh có sẵn để thay thế ảnh chụp mặt trăng?Tấm hình đầu tiên chụp với chế độ AI

Thực hư việc Huawei P30 Pro dùng hình ảnh có sẵn để thay thế ảnh chụp mặt trăng?

Thực hư việc Huawei P30 Pro dùng hình ảnh có sẵn để thay thế ảnh chụp mặt trăng?Tấm ảnh thứ 2 không bật AI khi chụp

Sau đó, anh ấy làm tiếp lần test thứ hai bằng cách chụp 1 cái bóng đèn bằng chế độ Moon mode để kiểm tra thử xem là thuật toán AI có “dựng lại” bức ảnh mặt trăng không. Nếu chi tiết của mặt trăng được thêm vào bức ảnh của bóng đèn, điều đó có nghĩa Huawei đã thực sự thêm vào các chi tiết để thuật toán AI của họ sử dụng hình ảnh mặt trăng mà nó đã được “học” từ trước để thêm vào và thay thế bức ảnh thực của người chụp. Nhưng ngược lại, nếu bức ảnh chụp bóng đèn không có điểm gì giống với mặt trăng khi được chụp bởi chế độ Moon mode, thì điều đó có nghĩa là chế độ chụp Moon mode của thuật toán AI thực sự không hề thay thế ảnh chụp mặt trăng của người dùng như những lời cáo buộc trước đó từ trang Aifou.cn.

Thực hư việc Huawei P30 Pro dùng hình ảnh có sẵn để thay thế ảnh chụp mặt trăng?

Thực hư việc Huawei P30 Pro dùng hình ảnh có sẵn để thay thế ảnh chụp mặt trăng?Lần test thứ 2 của blogger Trung Quốc Xiaoqian Shi để kiển chứng xem liệu camera có sử dụng “mánh khóe” tự động bật chế độ Moon mode khi chụp cái bóng đèn hay không

Trong kết quả của bài test thứ 2, chúng ta có thể thấy được bức ảnh chụp cái bóng đèn thực sự chỉ là cái bóng đèn chứ không hề được thêm thắt bất cứ chi tiết gì để làm cho nó trông giống như ảnh của mặt trăng thật.

Link video gốc bạn đọc có thể xem tại http://t.cn/EXyfU86?m=4360765819226881&u=1940610721

Theo thông tin phản hồi từ Huawei, chế độ chụp Mặt trăng (Moon Mode) cũng hoạt động theo nguyên tắc giống như các chế độ AI khác, giúp nhận ra và tối ưu hóa các chi tiết trong ảnh để người dùng có thể chụp lại những bức ảnh đẹp hơn. 

Chế độ chụp bằng AI không thể thay thế hình ảnh đang được chụp thành một hình ảnh khác bởi điều đó sẽ đòi hỏi một dung lượng lưu trữ lớn không tưởng do chế độ AI này có thể nhận diện tới hơn 1,300 vật thể và phong cảnh. Dựa trên các nguyên tắc máy học, máy ảnh nhận ra một vật thể và phong cảnh và giúp tối ưu hóa tiêu cự và phơi sáng để tăng cường các chi tiết của vật thể và phong cảnh đó như hình dạng, màu sắc và các điểm sáng / ánh sáng yếu. 

Tính năng chụp bằng AI có thể được bật hoặc tắt dễ dàng trong khi chụp ảnh. Người dùng hoàn toàn có thể chụp ảnh Mặt trăng mà không cần bật chế độ AI nhờ có ống kính kính tiềm vọng. Ảnh chụp Mặt trăng đang được chia sẻ là ảnh thực tế được chụp trên HUAWEI P30 Pro.

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan