Với ánh sáng yếu và mờ nhạt, nhưng kính thiên văn Hubble đã có thể chụp được thiên hà UGC 695 cách 30 triệu năm ánh sáng và nằm trong chòm sao Kình Ngư (Cetus).
Kín thiên văn không gian Hubble của NASA mới đây đã chụp được thiên hà UGC 695 nằm cách Trái Đất 30 triệu năm ánh sáng, bên trong chòm sao Kình Ngư. Khu vực mà UGC 695 nằm là tại phần Cá Voi (Whale), nơi có độ sáng bề mặt thấp LSB (Low-Surface-Brightness), tức là nhìn từ lên bầu trời Trái Đất chúng ta sẽ không thấy được đó. Ấy vậy mà kính thiên văn Hubble đã có thể chụp lại được UGC 695 cách chúng ta tận 30 triệu năm.
A galaxy so faint you can barely see it ✨@NASAHubble Space Telescope recently caught a glimpse of a galaxy 30 million light-years away. UGC 695 has relatively few stars, making it difficult to observe. Thankfully, Hubble managed to take a peek for us: https://t.co/6vO2YY0rdw pic.twitter.com/1sRTwCtNnR
— NASA (@NASA) September 14, 2019
NASA cho biết các thiên hà này phát sáng yếu vì có tương đối ít sao và hầu hết vật chất bình thường tồn tại dưới dạng những đám mây khí bụi khổng lồ. Bên cạnh đó thiên hà LSB tương tự như các thiên hà người lùn (dwarf galaxy), có tỷ lệ vật chất tối cao hơn so với số lượng sao. Những ngôi sao cũng nằm rải rác trong một vùng không gian rộng lớn nên rất khó để mà phát hiện và chú ý tới. Hiện các nhà thiên văn vẫn đang cố gắng tìm hiểu xem thiên hà LSB hình thành như thế nào.