Trang chủTin tứcAppleTháo tung Apple Vision Pro cùng iFixit: Đằng sau các công nghệ...

Tháo tung Apple Vision Pro cùng iFixit: Đằng sau các công nghệ phức tạp là những linh kiện gi?

Sau nhiều bài viết đánh giá thì mới đây iFixit đã đăng tải bài viết tháo tung Apple Vision Pro để kiểm tra các linh kiện bên trong và khám phá các công nghệ mà Apple trang bị.

Vision Pro là thiết bị sở hữu nhiều công nghệ phức tạp nhất từ Apple, đem đến các tính năng mà hãng mô tả là sẽ mang đến trải nghiệm làm việc trên máy tính hoàn toàn mới. Với nhiều cảm biến bên trong và bên ngoài, thiết bị sẽ liên tục quét không gian và mắt bạn để thao tác với máy. Sở hữu nhiều linh kiện thú vị như vậy, iFixit đã nhanh chóng chia sẻ bài viết tháo tung Vision Pro cùng với một số thứ hay ho về thiết bị.

Bước đầu tháo rời

Như thường lệ để mở thiết bị cần làm nóng keo dính để có thể tách lớp kính bên ngoài ra. Do hình dạng kỳ lạ khác biệt với màn hình điện thoại nên iFixit cũng mất khá nhiều công sức để tách ra.

Tháo tung Apple Vision Pro cùng iFixit: Đằng sau các công nghệ phức tạp là những linh kiện gi? Tháo tung Apple Vision Pro cùng iFixit: Đằng sau các công nghệ phức tạp là những linh kiện gi? Tháo tung Apple Vision Pro cùng iFixit: Đằng sau các công nghệ phức tạp là những linh kiện gi?

Đệm mắt

Đi kèm bên trong thiết bị là phần đệm kín, Apple cung cấp đến 28 tuỳ chọn khác nhau để phù hợp với gương mặt người dùng nhất. Kích thước đệm kín của bạn cũng thay đổi nếu bạn cần các miếng chèn ống kính Zeiss. Miếng đệm kín gắn vào thân thiết bị bằng nam châm nên rất dễ tháo lắp và thay đổi.

Tháo tung Apple Vision Pro cùng iFixit: Đằng sau các công nghệ phức tạp là những linh kiện gi?

Đối với việc vệ sinh các miếng đệm, Apple khuyên dùng nước và xà phòng rửa chén không mùi, điều này sẽ giúp ngăn các bộ phận thấm mồ hôi này khỏi bị quá bẩn và bám mùi.

Bên dưới miếng đệm kín nam châm là một miếng đệm kín cố định, cũng được bọc trong vải dệt kim. Nó cũng là lối vào bên trong thiết bị, khi gỡ bỏ sẽ lộ ra một bất ngờ khác là một tấm nhựa mỏng co giãn. Đây dường như là lớp bảo vệ ngăn các hạt cát hoặc vật thể nhỏ lọt vào bên trong.

Tháo tung Apple Vision Pro cùng iFixit: Đằng sau các công nghệ phức tạp là những linh kiện gi?

Màn hình EyeSight

Hộp kính phía trước là tính năng chủ đạo của Vision Pro và dưới đây sẽ bằng sáng chế mô tả chức năng:Tháo tung Apple Vision Pro cùng iFixit: Đằng sau các công nghệ phức tạp là những linh kiện gi?

Bằng sáng chế cho EyeSight mô tả ba chế độ hiển thị bên ngoài màn hình gồm: “tập trung bên trong”, “tham gia bên ngoài” và “không làm phiền”. Ngoài hiển thị mắt người thì nó còn có thể hiển thị các thông số khác. Ý tưởng hay ho nhưng trong thực tế, màn hình EyeSight quá mờ và độ phân giải thấp nên người đánh giá cho biết khó nhìn rõ bất cứ thứ gì trên đó.

Tháo tung Apple Vision Pro cùng iFixit: Đằng sau các công nghệ phức tạp là những linh kiện gi?

Đáng chú ý là khi EyeSight hiển thị đôi mắt của bạn, nó không chỉ hiển thị một nguồn cấp video duy nhất từ các cảm biến bên trong mà nó hiển thị nhiều lớp video. Bên trong lớp vỏ kính sẽ thấy ba lớp cho màn hình phía trước: một lớp mở rộng, một lớp phân đôi và lớp chính màn hình OLED.

Tháo tung Apple Vision Pro cùng iFixit: Đằng sau các công nghệ phức tạp là những linh kiện gi?

Với các công nghệ này Apple muốn tạo một khu vực mắt trông hoạt hình và vẫn có yếu tố 3D, tuy nhiên não bộ con người râtuy nhiên não bộ con người rấ nhạy cảm với các biểu cảm và hiệu ứng chiều sâu nên để trông không quá kỳ quặc họ đã thêm nhiều lớp hiển thị để tạo hiệu ứng. Một lý do khiến hình ảnh render 3D không trông thực sự 3D là vì chúng thiếu hiệu ứng lập thể. Để một thứ gì đó trông giống 3D và có chiều sâu thì cần hiển thị nhiều hình ảnh góc độ khác nhau cho hai mắt. Vision Pro giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng thấu kính lenticular.

Tháo tung Apple Vision Pro cùng iFixit: Đằng sau các công nghệ phức tạp là những linh kiện gi? Tháo tung Apple Vision Pro cùng iFixit: Đằng sau các công nghệ phức tạp là những linh kiện gi?

Thấu kính lenticular này sẽ hiển thị các hình ảnh khác nhau khi được nhìn từ các góc độ khác nhau. Có thể hiểu giống hiệu ứng 3D trong lá bài này:

Vision Pro có một lớp thấu kính lenticular trên đỉnh của tấm nền OLED bên ngoài. VisionOS hiển thị nhiều hình ảnh khuôn mặt – gọi chúng là A và B – cắt chúng thành lát mỏng, và hiển thị A từ một góc phục vụ mắt trái của bạn, và B từ một góc khác phục vụ mắt phải của bạn. Điều này tạo ra một khuôn mặt 3D thông qua hiệu ứng lập thể.

Phương pháp này cũng có những hạn chế đó là độ phân giải chiều ngang bị giảm đáng kể do bị chia giữa nhiều hình ảnh. Ví dụ, nếu hai hình ảnh được hiển thị trên màn hình rộng 2000 pixel, mỗi hình ảnh chỉ có 1000 pixel ngang để sử dụng. Mặc dù chúng ta không biết độ phân giải của màn hình, cũng không biết số lượng hình ảnh được đan xen, nhưng độ phân giải chắc chắn bị giảm. Và đó là lý do chính khiến mắt EyeSight trông mờ và kém chất lượng.

Tháo tung Apple Vision Pro cùng iFixit: Đằng sau các công nghệ phức tạp là những linh kiện gi?

Trước lớp lenticular là một lớp thấu kính nhựa khác, cũng có các rãnh lenticular tương tự. Lớp này dường như kéo dài khuôn mặt được chiếu đủ rộng để vừa với chiều rộng của Vision Pro. Loại bỏ lớp này và khởi động Pro cho thấy một số mắt bị véo lại rất kỳ lạ và đáng sợ.

Màn hình stereo và phần chèn thấu kính

Bản thân Vision Pro sẽ tự động điều chỉnh khoảng cách đồng tử khi bạn đeo lần đầu tiên, với các động cơ điều chỉnh vị trí của thấu kính. Đối với các trường hợp khác, bạn có thể sử dụng thấu kính theo toa bác sĩ.

Cửa hàng Apple có một máy đo để xác định gần đúng độ cận viễn khi bạn đến trải nghiệm sản phẩm. Đối với người dùng có các vấn đề về mắt (như lác mắt) có thể ảnh hưởng đến khả năng theo dõi mắt, Vision Pro cung cấp các điều khiển tương tác thay thế trong tính năng trợ năng. Tuy nhiên, theo iFixit thì không có sẵn thấu kính cho những người bị loạn thị.

Tháo tung Apple Vision Pro cùng iFixit: Đằng sau các công nghệ phức tạp là những linh kiện gi?

Bản thân thấu kính chèn vào bên trong theo toa cần phải khớp với thiết bị, vì nếu không khớp giao diện người dùng sẽ kém đi và một số tính năng theo dõi mắt hoạt động kém.

Chip M2 và R1

Vision Pro sử dụng chip M2 của các máy Mac để hoạt động, nhưng bên cạnh đó còn có chip R1 đồng hành để xử lý các tác vụ từ 12 camera, cảm biến LiDAR và camera TrueDepth mà không hề có độ trễ (hoặc rất thấp). Với AR việc chiếu hình ảnh của thế giới thực lên mắt người dùng càng nhanh càng tốt là điều cần thiết. Bởi nếu không, chuyển động với hình ảnh sẽ không khớp gây cảm giác chóng mặt, buồn nôn khó chịu.

Tháo tung Apple Vision Pro cùng iFixit: Đằng sau các công nghệ phức tạp là những linh kiện gi?

Để đáp ứng tốc độ cần thiết, R1 sử dụng hệ điều hành thời gian thực. Điều này có nghĩa là các tác vụ luôn được thực thi trong một khoảng thời gian cố định. Hầu hết máy tính của chúng ta chạy trên hệ điều hành chia sẻ thời gian, với các tác vụ được lên lịch trình 1 cách linh hoạt nên có khả năng dẫn đến chậm trễ. Ví dụ như trên máy tính hiển thị biểu thượng loading nếu tác vụ nào đó chưa hoàn thành.

Dây đeo và pin rời

Vision Pro đi kèm với cả dây đeo 3D Solo Knit Band và Dual Loop Band. Chúng được gắn vào các đầu của thân, ngay phía sau kính. Dây đeo Solo Knit quấn quanh phía sau đầu bạn và bạn có thể điều chỉnh độ vừa vặn bằng nút xoay ở bên cạnh, tương tự như cách bạn vặn chặt mũ bảo hiểm xe đạp. Để tháo dây đeo bạn sẽ cần que tháo SIM và đầu nối có một hàng tiếp điểm điện, giống như đầu nối Lightning.

Tháo tung Apple Vision Pro cùng iFixit: Đằng sau các công nghệ phức tạp là những linh kiện gi? Tháo tung Apple Vision Pro cùng iFixit: Đằng sau các công nghệ phức tạp là những linh kiện gi?

Ngoài ra dây đeo còn có các loa sẽ hướng vào tai của bạn, vì thế bạn có thể nghe các nội dung dễ dàng nhưng đồng thời người bên cạnh cũng sẽ nghe được.

Cáp kết nối độc quyền của Vision Pro sẽ khớp vào vị trí bằng nam châm rồi lúc này bạn cần vặn để khóa chúng.

Về pin của thiết bị, nó nặng 353g và được tạo thành từ ba cell pin có kích thước bằng iPhone, cung cấp tổng cộng 35.9 Wh, gấp hơn hai lần so với 17.3 Wh của iPhone 15 Pro. Tuy nhiên thú vị là kích thước của nó khá gọn gàng so với một số viên pin dự phòng hiện nay và một điểm trừ là Apple vẫn sử dụng cổng Lightning cho các phụ kiện này thay vì USB-C.

Tháo tung Apple Vision Pro cùng iFixit: Đằng sau các công nghệ phức tạp là những linh kiện gi? Tháo tung Apple Vision Pro cùng iFixit: Đằng sau các công nghệ phức tạp là những linh kiện gi? Tháo tung Apple Vision Pro cùng iFixit: Đằng sau các công nghệ phức tạp là những linh kiện gi?

Tất tần tật các linh kiện của Vision Pro

Cuối cùng là hình ảnh tất cả các linh kiện của Vision Pro:

Tháo tung Apple Vision Pro cùng iFixit: Đằng sau các công nghệ phức tạp là những linh kiện gi?

NguồniFixit
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan