Bài viết bởi Bà Ekaterina Kober, Giám đốc Digital Prime, Oracle Khu vực Đông Nam Á
Nếu 2020 là năm nhiều doanh nghiệp bắt đầu thực sự nhìn nhận thấy rõ tầm quan trọng của mô hình kinh doanh số, thì 2021 sẽ là năm chúng ta thấy các doanh nghiệp bắt tay vào hành động, học hỏi, rút kinh nghiệm từ những bài họctrong năm qua và chủ động hơn trong việc áp dụng các ứng dụng điện toán đám mây để duy trì hoạt động.
Khi các doanh nghiệp bắt đầu vực dậy, có thể thấy rõ rằng những giải pháp điện toán đám mây với tốc độ, hiệu năng cao và tiết kiệm chi phí sẽ đóng vai trò quyết định trong việc giúp các doanh nghiệp xây dựng sức bền trong thời đại số.
Các nhà sản xuất phần mềm độc lập (ISVs) giữ vai trò trọng yếu trong quá trình thúc đẩy ứng dụng các giải pháp đám mây tại các quốc gia Đông Nam Á. Họ đảm nhận vai trò quan trọng trong ngành công nghệ thông tin – giúp cung cấp các ứng dụng đám mây cho các công ty trong mọi lĩnh vực kinh tế với các quy mô khác nhau, hỗ trợ các công ty phát triển và ứng dụng các phần mềm điện tử một cách hiệu quả về chi phí.
Để phát triển, các nhà cung cấp phần mềm độc lập cũng cần công nghệ đám mây. Nếu vậy, điều họ cần là gì để không ngừng tạo ra giá trị trong hệ sinh thái đám mây?
Ưu tiên hiệu suất và bảo mật
Để giúp các nhà sản xuất phần mềm độc lập tiếp tục phát triển trong tương lai, chúng tôi hiểu rằng họ cần xây dựng một danh mục toàn diện về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ nền tảng đám mây đáp ứng được nhu cầu về hiệu suất và bảo mật cho các ứng dụng thiết yếu nhưng đã lỗi thời (legacy mission-critical applications). Việc tiếp cận các chuỗi dịch vụ cũng không kém phần quan trọng để xây dựng, hỗ trợ, nâng cao và quản lý các ứng dụng của các nhà cung cấp phần mềm độc lập, từ phát triển ứng dụng và phân tích kinh doanh, quản lý dữ diệu cho tới dịch vụ tích hợp, bảo mật, trí tuệ nhân tạo và công nghệ blockchain giúp các nhà cung cấp phần mềm độc lập cho ra đời những ứng dụng đi đầu trong ngành công nghệ.
Ví dụ như Momo – một trong những công ty công nghệ tài chính tại Việt Nam. MoMo được bình chọn là ví điện tử được ưa chuộng nhất trong 3 năm liên tiếp (2018, 2019, 2020). MoMo được thành lập bởi Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và được cấp phép cung cấp những dịch vụ như: ví điện tử, dịch vụ thu hộ, chi hộ, thanh toán điện tử và chuyển tiền trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Với niềm tin rằng một dịch vụ tài chính tốt có thể góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người Việt Nam, Momo đã trở thành cầu nối của các ngân hàng và tổ chức tài chính, mang dịch vụ tài chính, thanh toán đến gần với người dân Việt Nam, đặc biệt tại các khu vực vùng sâu, vùng xa. MoMo nhanh chóng trở thành Siêu ứng dụng số 1 tại Việt Nam nhờ mang đến cho người dùng những trải nghiệm tiên tiến và hợp tác với hơn 30 000 đối tác.
Với 23 triệu người dùng, tổng số giao dịch trên MoMo đã tăng trưởng vượt bậc vào năm 2020. Và để đem tới trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, MoMo đã nâng cấp hệ thống lõi với Oracle, và bắt tay vào khám phá nền tảng đám mây của Oracle trong lúc tìm kiếm những giải pháp giúp dự đoán hiệu suất và giảm thiểu chi phí hoạt động bằng phần mềm quản lí dữ liệu tối ưu của Oracle – từ đó đẩy nhanh tốc độ truy vấn, hỗ trợ hợp nhất cơ sở dữ liệu lớn, đồng thời giảm thiểu yêu cầu về số lượng nhân viên kĩ thuật và kỹ năng chuyên môn. Mọi yếu tố trên đều được đáp ứng, song vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn bảo mật đề ra bởi Ngân hàng Trung ương.
Đảm bảo khả năng mở rộng để tăng trưởng
Tiếp theo đó là khả năng của cơ sở hạ tầng để hỗ trợ các nhà sản xuất phần mềm độc lập khi số lượng người dùng ứng dụng ngày càng tăng, đặc biệt trong thời đại mà người dùng đang tiếp xúc với nhiều nội dung kỹ thuật số hơn.
Nhà xuất bản Phoenix (Phoenix Publishing House) cung cấp các chương trình học toàn diện trực tuyến có tên Aralinks cho các trường tư thục ở Philippines, giúp tạo ra môi trường học tập tích cực, năng động, linh hoạt và hợp tác cho học sinh để phát triển các kỹ năng cần thiết cho công việc và cuộc sống. Trong thời kỳ đại dịch, khi nhu cầu học trực tuyến tăng vọt dẫn đến chi phí hàng tháng tăng lên, Phoenix phải tìm các nhà cung cấp điện toán đám mây khác để thay thế. Theo khách hàng này, cơ sở hạ tầng đám mây Oracle (OCI) là một giải pháp dễ sử dụng hơn, đemlại hiệu suất tốt hơn và có khả năng mở rộng quy mô tốt hơn, giúp giúp tiết kiệm 30 – 40% chi phí hàng tháng so với nhà cung cấp dịch vụ đám mây hiện tại của họ.
Giữ chi phí vận hành thấp để tối ưu hoá lợi nhuận
Suy cho cùng, giống như mọi doanh nghiệp khác, các nhà sản xuất phần mềm độc lập cần phải tối ưu hoá lợi nhuận bằng cách tăng trưởng doanh thu mà vẫn giảm thiểu được chi phí. Các nhà cung cấp phần mềm độc lập có thể thấy được lợi ích đầu tư và củng cố giá trị của mình trong mắt khách hàng, về mặt chất lượng sản phẩm và chi phí.
Disrptiv Exchange là một công ty phân tích và tự động hóa chuỗi giá trị kỹ thuật số với trụ sở chính tại Singapore. Công ty cho biết đã đạt được những kết quả tài chính tích cực nhờ chuyển đổi sang OCI. Với sự chuyển đổi sang OCI, công ty đã giảm được tới 25% chi phí mà không ảnh hưởng đến hiệu suất. Thậm chí, công ty còn có thể nâng cao hiệu suất sản phẩm, tăng cường cung cấp dịch vụ tới khách hàng mà không ảnh hưởng đến mô hình lợi nhuận của mình. Quan trọng hơn, quá trình chuyển đổi sang OCI được tiến hành liền mạch mà không cần thông qua bất kỳ khoá đào tạo chuyên ngành nào, và đồng thời hoàn toàn không ảnh hưởng đến môi trường sản xuất. Bên cạnh đó, công ty còn có thể tận dụng OCI và các dịch vụ khác của Oracle để mang tới cho khách hàng nhiều lợi ích hơn nữa.
Tại Oracle, các nhà cung cấp phần mềm độc lập vừa là khách hàng, vừa là đối tác của tập đoàn. Và Oracle luôn nỗ lực giữ vững và thúc đẩy mối quan hệ của mình với các nhà cung cấp phần mềm độc lập bằng cách giúp họ thiết kế, triển khai và mở rộng quy mô các ứng dụng thương mại của mình trên hệ thống đám mây.