Kể từ khi Apple ra mắt iPhone X với thiết kế cụm tổ hợp camera trước, loa và các thành phần cho công nghệ TrueDepth thì khái niệm “tai thỏ” trên smartphone ra đời. Tuy nhiên không ít người tỏ ra khá khó chịu vì cho rằng nó không thẩm mỹ, hay không bắt mắt nhưng sự thật thì đây chính là thiết kế tốt nhất có thể có được ở thời điểm hiện tại.
“Xấu, không đẹp” chính là những lí do khi hỏi tại sao lại không thích tai thỏ. Tuy nhiên đó chỉ là thoạt đầu thôi, nếu bạn sử dụng lâu sẽ dần quên mất đi sự hiện diện của nó. Dẫu cho bạn có không thích thiết kế này như thế nào nhưng để tận dụng tốt nhất phần màn hình của thiết bị, “tai thỏ” chính là phương án tốt nhất hiện tại.
Thông thường người dùng thoạt đầu thường thay cảm thấy những gì lạ, khác với số đông là không thẩm mỹ và không ấn tượng. Nhưng đó là khi họ chưa sử dụng các thiết bị này mà thôi, thực tế người dùng có xu hướng bỏ qua các thứ không đáng quan tâm. Về cơ bản thì đây là bản năng của chúng ta, chúng ta bỏ quả các thứ chúng ta không quan tâm để tập trung vào những thứ khác. Điều này giúp hạn chế một lượng thông tin không quan trọng nhằm tránh việc phân tâm, và trong thiết kế tai thỏ này cũng vậy. Nếu bạn liên tục tập trung chú ý vào nó thì hẳn nó sẽ rất mất thẩm mỹ, nhưng nếu không thì bạn sẽ chẳng còn để ý đến nó sau 20 phút sử dụng.
Giống như trên smartwatch Motorola Moto 360, rất nhiều người đánh giá rằng thiết kế tròn phẳng như chiếc smartwatch này cùng với phần cắn gọn màn hình hiển thị là quá “lố bịch”. Nhưng thực tế là họ chưa sử dụng bao giờ, nhiều người dùng sau khoảng thời gian ngắn sử dụng đã không phàn nàn gì về phần cắt gọn này vì thông tin không bị cắt mất, vẫn hiển thị đủ thông tin trên thiết kế nhỏ gọn. Trong trường hợp này tai thỏ cũng vậy.
Để đi đến xu hướng không viền màn hình trên smartphone, tai thỏ này chính là phương án tối ưu nhất sẽ giúp chúng ta trải nghiệm được màn hình rộng hơn ở thời điểm hiện tại. Mặc định smartphone cần một phần phía trên màn hình để chứa camera trước cũng như những cảm biến khác nhau và thanh trạng thái của một smartphone là thứ mà không thể không có nên việc tồn tại của nó càng ít chiếm màn hình hiển thị nội dung chính bao nhiêu thì càng làm tăng trải nghiệm màn hình bấy nhiêu. Kết hợp hai điều này, rất khó cho các hãng sản xuất ở thời điểm hiện tại kết hợp cả hai yếu tố này để tăng tối đa phần màn hình sử dụng. Cũng có một vài phương án khác, cũng hiệu quả nhưng trải nghiệm sử dụng thực sự không tốt bằng.
Đầu tiên là đem cụm camera xuống bên dưới, đây không phải là một điều quá là mà Sharp và LG trước đây đã thử nghiệm. Vào thời gian đó, lấy Sharp Aquos Crystal là một ví dụ, phần viền của chiếc smartphone này vô cùng ấn tượng nhưng để bù lại thì viền dưới lại khá dày. Với việc sở hữu phần viền dưới khá dày, cùng với các trải nghiệm không mấy vui vẻ khi chụp selfie khó khăn, các hãng sản xuất đành phải bỏ qua thiết kế này mà thôi.
Kế đến là Vivo Apex, bằng cách sử dụng camera bật ra được từ các thành phần cơ khí, chúng ta lại tiếp tục trầm trồ thán phục và rồi sau đó lại thất vọng. Vivo Apex sở hữu màn hình gần như không viền (chỉ có phần viền dưới là rất mỏng), lúc này các thành phần của cụm camera được Vivo tích hợp ở cạnh trên và bật ra được mỗi khi sử dụng. Thoạt nhìn thì đây có vẻ là giải pháp tối ưu nhưng ngay lập tức nhiều vấn đề phát sinh được nêu ra. Chi phí sản xuất cao chính là vấn đề đầu tiên, độ bền là vấn đề tiếp theo. Với việc bật ra/bật vào vào liên tục thì không tránh khỏi các thành phần cơ khí bên trong mai một dần theo thời gian và việc thay thế thì quá đắt đỏ.
Vậy tai thỏ có thực sự xấu hay không? Sẽ không nếu bạn bỏ qua các định kiến của mình mà chỉ chú ý vào mục đích của nó. Ở thời điểm hiện tại, đây là phương án tốt nhất có thể để các smartphone của chúng ta tận dụng được tối đa phần màn hình hiển thị.