Khi nói tới ống kính và máy ảnh, người ta thường đề cập đến “tương đương” về kích thước cảm biến. Như vậy sự tương đương trong kích thước cảm biến máy ảnh này là gì?
Tương đương là một khái niệm tương đối phức tạp, nhưng đầu tiên phải điểm qua các loại cảm biến máy ảnh hiện tại và khái niệm crop. Cảm biến máy ảnh gồm có Micro 4/3, APS-C, Full Frame và Medium Format.
Nếu bạn có một cảm biến full frame, khái niệm crop sẽ bắt đầu từ full frame. Lúc này nếu cảm biến APS-C sẽ là crop 1.5 từ full frame, khi sử dụng ống kính 50mm trên full frame thì nó sẽ tương đương 75mm trên APS-C. Với hiện tượng crop này, góc nhìn trên full frame sẽ nhiều hơn so với trên APS-C.
Nhưng nếu bạn sử dụng cảm biến medium format, khi sử dụng ống kính 50mm bây giờ sẽ trở thành 40mm hoặc 35mm, góc nhìn lúc này còn lớn hơn cả full frame.
Tổng quát lại, chúng ta sử dụng cùng tiêu cự trên các cảm biến khác nhau sẽ cho ra góc nhìn khác. Nếu muốn đạt được cùng một góc nhìn trên các máy ảnh khác nhau cùng kích cỡ cảm biến hay khác, thì chúng ta phải sử dụng một số thủ thuật và có dải tiêu cự phù hợp.
Độ sâu trường ảnh trong bức ảnh của bạn được quyết định bởi một yếu tố chính là khẩu độ vật lý của ống kính. Yếu tố này khác biệt hoàn toàn trên các định dạng cảm biến, ví như khẩu độ mở F2.8 sẽ khác trên các cảm biến khác nhau và chúng cũng sẽ không cho độ sâu trường ảnh tương tự.
Cách tính đường kính mở khẩu độ là lấy tiêu cự đang chụp và chia cho số khẩu độ, ví dụ nếu bạn đang sử dụng ống kính 100mm với F2, đường kính mở khẩu độ sẽ là 50mm. Nếu bạn chụp với ống kính 50mm và F2, thì đường kính sẽ là 25mm, nếu với F4 thì là 12.5mm.
Để phân biệt sự khác biệt, cùng thử chụp mỗi ống kính với khẩu độ F2.8 để xem độ sâu trường ảnh sẽ khác nhau như thế nào:
Tiếp đến là thử nghiệm khi kết hợp các yếu tố tương đương, thử nghiệm này cơ bản là cho phép cùng lượng ánh sáng đi vào máy ảnh. Không cần biết ống kính và cảm biến đang dùng mà chỉ chú ý vào lượng ánh sáng tương đương nhau đi vào. Tất cả các độ mở khẩu độ vật lý sẽ phải tương tự nhau. Cơ bản thì cứ mỗi kích thước cảm biến tăng lên, bạn sẽ phải khép khẩu lại. Bắt đầu từ F2.8 trên M4/3, tăng lên APS-C thì là F4 để lượng ánh sáng đi vào tương đương. Lên đến F5.6 trên full frame và lên tới F8 trên medium format.
Tuy nhiên lúc này xuất hiện vấn đề chính là cứ mỗi khẩu độ khác nhau sẽ cần ISO khác nhau hoặc tốc độ màn trập khác nhau. Nhưng ở đây, chúng ta thiết lập màn trập tương đương với nhau để có thể có cùng 1 lượng ánh sáng đi vào trên tất cả các loại cảm biến thử nghiệm, vì vậy phải thiết lập ISO khác nhau.
Để so sánh dễ dàng hơn thì hãy hiểu M4/3 là những chiếc xe go-kart cơ bản, đây là những chiếc xe đua thuần khiết, không trợ lực lái, không ABS, không ESP hay bất kỳ công nghệ hỗ trợ nào. Còn những chiếc máy ảnh full frame hay medium format lại là những chiếc xe đua thực thụ với các xi-lanh hay công nghệ hỗ trợ. “i đều có thể để đua, nhưng những chiếc xe đua kia mới cho tốc độ nhanh, ôm cua tốt và trong trường hợp máy ảnh là các bức ảnh tốt hơn.