Trong buổi trò chuyện với DPreview, ông Kenji Tanaka từ Sony đã chia sẻ đôi điều về thị trường máy ảnh trong thời gian hiện tại, sự ảnh hưởng của Covid-19 tới công ty và đồng thời còn xác nhận về chiếc A7S III.
Covid-19 đã ảnh hưởng thế nào tới hoạt động toàn cầu?
Theo ông Kenji cho biết, Covid-19 đã ảnh hưởng tới dây chuyền sản xuấn và các vấn đề liên quan tới nguồn cung, nhưng Sony đã làm việc với bên cung cấp để giảm thiểu điều này. Công ty có hai nhà sản xuất lớn tại Trung Quốc và Thái Lan đã giúp rất nhiều trong các vấn đề về nguồn cung và khâu hậu cần. Hoạt động tại các nhà máy đã trở lại bình thường.
Ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ như thế nào với công nghiệp nhiếp ảnh?
Dịch bệnh sẽ gây ít ảnh hưởng lâu dài tới dây chuyền sản xuất và khâu hậu cần, tuy nhiên nhu cầu máy ảnh đã giảm. Toàn thế giới đã chịu ảnh hưởng của Covid-19 nhưng cũng đã có những tín hiệu khả quan như hôm 18/6 vừa rồi doanh số trong một sự kiện mua sắm đã cao hơn năm vừa qua. Sony cũng thấy được nhu cầu dòng máy ảnh cao cấp cao, như Alpha 7 Mark III và Alpha 7R Mark IV. Nhu cầu máy ảnh đang dần hồi phục mặc dù mới chỉ tại một số khu vực nhất định.
Cơ hội lớn nhất của Sony trong tình hình thị trường hiện tại là gì?
Mảng video đang là cơ hội của Sony, bên cạnh đó còn có full-frame. Tại Trung Quốc, thị trường máy ảnh mirrorless full-frame đang rất tăng trưởng. Sony cũng sẽ mở rộng dòng ống kính để đáp ứng nhu cầu của các nhiếp ảnh gia trên toàn thế giới. Đây sẽ là cơ hội lớn nhất cho Sony vì nhu cầu quay video đang ngày một tăng.
Tại sao mảng live stream và vlog lại quan trọng với Sony và tại sao lại ra mắt ZV-1 ngay thời điểm giữa đại dịch?
Thị trường dành cho các nhà sáng tạo nội dung đang mở rộng nhanh chóng và Sony ZV-1 được thiết kế ngay từ đầu là dành cho các nhà sáng tạo video ở bất kỳ mức độ nào. Với ảnh hưởng của Covid-19, nhiều người muốn quay lại trải nghiệm của họ với video và nhu cầu cho sản phẩm dành cho quay video đang tăng cao. Nhiều người đồng thời cũng rất thích việc sử dụng ZV-1 như camera khi kết nối tới PC qua cổng USB nữa.
Chiếc Alpha 7S Mark II có người kế nhiệm hay không? Hay dòng S sẽ thay thế bởi a7 III và a7R IV?
Sony đã nhận được rất nhiều yêu cầu từ các nhà làm video chuyên nghiệp và ông Kenji xác nhận rằng chiếc máy ảnh tiếp theo Alpha 7S II sẽ được ra mắt vào mùa hè này. Hiện tại chúng tôi đang tập trung vào ra mắt camera mới và nó sẽ được thiết kế lại toàn bộ hệ thống, kể cả cảm biến ảnh. Mọi thứ đều sẽ mới mẻ, chữ “S” tượng trưng cho “Sensitivity” nhưng Sony hiện nghĩ rằng nó tượng trưng cho “Supreme” về chất lượng ảnh và cảm xúc sử dụng. Nhưng Sony cho biết hiện đừng gán cái tên A7S III mới vì chưa rõ có dùng cái tên này hay không.
Hiện tại đã có tính năng quay video RAW trên nhiều dòng máy ảnh khác, liệu tính năng này có thật sự cần thiết?
Sony nhận ra một lượng yêu cầu về quay video RAW, nhiều người dùng của công ty là dân chuyên nghiệp nên chính vì vậy mà Sony muốn đưa khả năng thu lại các dữ liệu RAW cho người dùng.
Hiện tại Sony sẽ đem đến gì cho người dùng chuyên nghiệp mà đối thủ không thể?
Công nghệ và sự đổi mới là sức mạnh của Sony và đó là những gì mà công ty muốn đem đến cho người dùng. Bản thân Sony đã có nhiều công nghệ cao cấp dành cho chụp ảnh và quay video, ông Kenji còn cho biết là tốc độ và hiệu năng là thứ mà ông hãnh diện về sản phẩm máy ảnh Sony.
Liệu công nghệ cảm biến CMOS xếp lớp sẽ có trên nhiều máy ảnh từ Sony trong lai?
Đây là công nghệ độc đáo, tiên tiến từ Sony và công ty đang muốn sử dụng tối đa công nghệ này.
Các công nghệ lấy nét tự động sẽ tiến hoá như thế nào trong tương lai?
Tốc độ phát hiện và chính xác là những gì mà người dùng yêu cầu, kể cả những người dùng chuyên nghiệp lẫn không chuyên. Nhu cầu quay video tăng cao và lấy nét tự động trong quay phim cũng rất quan trọng. Sony hiện tại đang muốn phát triển công nghệ lấy nét đi xa hơn.
Trí thông minh nhân tạo sẽ ảnh hưởng thế nào tới các sản phẩm tương lai?
Hiện tại Sony đang phát triển hệ thống lấy nét tự động mắt Eye-AF lên thêm, Sony sẽ thêm các công nghệ lấy nét khác như lấy nét mắt động vật, nhận diện vật thể với AI và việc sử dụng trí thông minh nhân tạo là rất quan trong cho tương lai.
Bước nhảy lớn trong công nghệ ở ngành nhiếp ảnh là gì?
Hiện tại Sony đang đầu tư vào công nghệ AI, các nhiếp ảnh gia và những người quay phim cần các ống kính và cơ cấu lấy nét tự động trong ống kính cũng rất quan trọng. Ví dụ như khi quay video, ống kính lấy nét chậm sẽ là vấn đề và đặc biệt nếu nó lấy nét phát ra tiếng ồn thì sẽ không hay. Đây là những gì mà Sony đang phát triển và công ty đang lên kế hoạch trong tương lai.
Với công nghệ nhiếp ảnh điện toán đang ngày các phát triển, các ống kính tương lai có còn giống như bây giờ không?
Theo Kenjo, ông cho biết các công nghệ nhiếp ảnh điện toán đang rất khả quan, nhưng kính vẫn có lợi thế của nó. Trong 10, 20 hoặc 50 năm nữa, nhiếp ảnh điện toán sẽ có thể làm được những thứ mà các ống kính thông thường có thể làm. Nhưng đó là tương lai xa, còn tương lai gần thì kính vẫn sẽ vượt trội hơn máy móc. Một số thiết bị như điện thoại hoặc máy ảnh được thiết kế để dễ dùng với các nhiếp ảnh điện toán bên trong, nhưng chúng cũng chỉ dễ sử dụng mà thôi. Muốn tạo ra một kiệt tác hay những thứ liên quan đến công việc như chụp ảnh quảng cáo, quay video thì ống kính sẽ tốt hơn.
Liệu trong tương lai, các smartphone có thể hoạt động như máy ảnh hoặc ngược lại không?
“Không ai biết điều này, nhưng tôi nghĩ là việc có thêm sự lựa chọn là rất tốt” – Kenji cho biết.