Rosetta 2 chính là chìa khoá của Apple để giúp quá trình chuyển sang ARM ít khó khăn hơn

Apple dự kiến chặng đường chuyển sang ARM hoàn toàn sẽ mất khoảng 2 năm và chặng đường này có thể sẽ dễ dàng hơn với Rosetta 2, một trình giả lập tích hợp sẵn bên trong macOS Big Sur.

Apple cho biết là sẽ chuyển giao sang ARM trong khoảng 2 năm kể từ bây giờ và thoát khỏi Intel với chip Apple Silicon mới của mình. Cuối năm nay, công ty sẽ giới thiệu chiếc máy Mac đầu tiên chạy Apple Silicon và mọi người đều đang rất mong chờ nó. Chiếc máy mac mới sẽ sử dụng arm64, cùng kiến trúc CPU với các thiết bị iOS gần đây và nhờ vào kiến trúc này mà các máy Mac mới sẽ có thể chạy các ứng dụng iOS và iPad bên cạnh ứng dụng cho macOS.

Rosetta 2 chính là chìa khoá của Apple để giúp quá trình chuyển sang ARM ít khó khăn hơnTuy nhiên, như vậy có nghĩa là các ứng dụng chạy với kiến trúc của Intel là x86 và x64 sẽ không thể chạy được trên Mac với Apple Silicon, lúc này Rosetta 2 sẽ là một giải pháp. Rosetta 2 là một trình giả lập tích hợp sẵn trên macOS Big Sur, đem đến khả năng chạy các ứng dụng Intel cũ trên nền tảng ARM mới của Mac. Nó sẽ có các hướng dẫn “biên dịch” cần thiết để chuyển các tiến trình Intel thành lệnh mà chip của Apple có thể hiểu được. Như vậy thì các nhà phát triển sẽ không cần thay đổi gì ở ứng dụng cũ và chúng có thể chạy được trên nền tảng ARM mới của Apple. Rosetta phiên bản đầu đã được ra mắt vào 2006 khi Apple chuyển từ PowerPC sang Intel và bắt đầu ngừng sử dụng vào khoảng 2009.

Đứng trên phương diện người dùng bạn sẽ không tương tác với Rosetta, thay vào đó nó là một tiến trình bên trong máy tính và khi nó hoạt động tốt thì bạn sẽ chẳng nhận ra cả sự tồn tại của nó. Tuy nhiên, dễ nhận thấy khác biệt khi có và không có Rosetta chính là tốc độ. Các phần mềm chạy với Rosetta sẽ chậm hơn khi so với chạy thuần trên Intel vì phải trải qua các tiến trình biên dịch.

Rosetta 2 chính là chìa khoá của Apple để giúp quá trình chuyển sang ARM ít khó khăn hơnHiện tại vẫn còn phải đợi để xem phiên bản Rosetta 2 này có hiệu năng được cải thiện hay không, nhưng chúng ta có thể tin tưởng rằng nó sẽ cho trải nghiệm tốt vì phiên bản đầu cho thời gian biên dịch gần như là ngay lập tức.

Tại sự kiện WWDC 2020, Apple đã trình diễn khả năng chạy ứng dụng đồ hoạ Maya với một thiết bị Mac chạy Apple Silicon và đồng thời chơi game Shadow of the Tomb Raider với độ phân giải 1080p khá hứa hẹn. Mặc dù Rosetta 2 cho thấy tiềm năng của mình, nhưng vẫn còn vài điểm khiếm khuyết.

Rosetta 2 chính là chìa khoá của Apple để giúp quá trình chuyển sang ARM ít khó khăn hơnĐầu tiên, Rosetta 2 không chủ định là một giải pháp lâu dài, Apple không hề đề cập rằng khi nào sẽ dừng sử dụng nó. Như với Rosetta đầu tiên ra mắt với macOS X Tiger và dừng ngay sau đó 3 phiên bản, macOS X Lion. Đây là công cụ sẽ giúp giai đoạn biên dịch của Apple dễ dàng hơn, nhưng Apple cũng rất muốn các nhà phát triển bắt đầu đưa ứng dụng của họ hỗ trợ tốt trên ARM từ các ứng dụng x86. Rất có thể Apple sẽ sử dụng Rosetta 2 trong 2, 3 hoặc nhiều hơn là 5 phiên bản rồi mới bắt đầu bỏ nó. Hiện tại Microsoft và Adobe đã bắt tay vào cập nhật ứng dụng của họ chạy trên nền tảng Mac mới và các ứng dụng Word, Excel, PowerPoint, Lightroom CC,  Photoshop cho thấy khả năng chạy tốt tại sự kiện WWDC 2020.

Như vậy có thể thấy Apple đã đoán được rằng không phải tất cả các nhà phát triển sẽ bắt tay ngay vào việc đưa ứng dụng của họ hỗ trợ tốt trên nền tảng mới ngay khi chiếc máy Mac chạy ARM đầu tiên ra mắt. Một điều khác cần lưu ý là công cụ Rosetta 2 này không hoàn toàn hỗ trợ tất cả các ứng dụng, nó không tương thích với một số ứng dụng máy ảo. Đồng thời các máy Mac ARM mới sẽ không thể chạy Windows trong chế độ Boot Camp vì vừa mới đây Microsoft đã chỉ cấp chứng chỉ cho các phiên bản Windows 10 ARM tới các nhà sản xuất PC. Rosetta 2 cũng không thể biên dịch các extension trong kernel, một số ứng dụng nhất định sẽ chạy các tác vụ nhất định khiến cho Rosetta không thể biên dịch, có thể nói là giống như driver bên Windows.

Rosetta 2 chính là chìa khoá của Apple để giúp quá trình chuyển sang ARM ít khó khăn hơnVà đồng thời, dù cho Rosetta 2 có thể hoạt động toàn phần thì liệu Mac với nền tảng ARM mới có thể có hiệu năng mạnh mẽ được hay không. Apple liên tục nói rằng chip mới sẽ đưa hiệu năng của Mac dẫn đầu ngành công nghiệp với mỗi watt. Công ty còn hứa hẹn sẽ cho trải nghiệm hiệu năng tốt hơn, khả năng máy học và thời lượng pin vượt trội hơn nhưng liệu chúng có đủ sức mạnh thuần như các chip Intel hay không. Quan trọng nhất, Apple vẫn chưa chỉ ra là công ty có ra mắt GPU riêng hay không, hay các GPU hiện tại có tương thích với Apple Silicon hay không.

Rosetta 2 chính là chìa khoá của Apple để giúp quá trình chuyển sang ARM ít khó khăn hơnCâu trả lời cho các vấn đề trên sẽ được giải đáp vào cuối năm nay, khi chiếc máy Mac với Apple Silicon đầu tiên được giới thiệu.

NguồnThe Verge
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan