Trong cuộc chiến về camera trên smartphone, nhiều nhà sản xuất liên tục tăng độ phân giải lên cao nhất ngưởng 108MP, nhưng cũng có một số lại cải thiện phần mềm camera dưới độ phân giải khiêm tốn 13MP. Trong cuộc chiến đó, Apple và Google đã chứng minh rằng phần mềm camera quan trọng hơn nhiều so với độ phân giải megapixel.
Hiện độ phân giải của của camera trên smartphone đã cao lên đến không tưởng, khởi đầu từ những con số 8MP, 12MP, 13MP,… nhưng tới hôm nay đã lên tới 108MP. Hầu như đa số các hãng di động đều áp dụng công thức “độ phân giải càng lớn thì camera càng mạnh”, nhưng trái ngược lại vẫn có những hãng di động không đi theo công thức đó. Đó chính là Apple, Google và Samsung, đây là 3 hãng di động có camera tốt nhất và đẹp nhất nhưng lại nói rằng chỉ cần độ phân giải 12MP là đủ.
Lý giải cho việc này, độ phân giải cao về mặt lý thuyết sẽ rất tuyệt, nhưng để bức ảnh đẹp hơn thì lại là một yếu tố khác. Có thể thấy phần lớn các smartphone có camera có độ phân giải cao hầu như đều cho các bức ảnh khá mờ và kém chi tiết, mặc dù độ phân giải có thể lên tới 48MP hoặc thậm chí là 64MP. Nguyên nhân là vì những smartphone này thiếu hụt ống kính chất lượng và thuật toán xử lý hình ảnh tốt để có thể tận dụng được độ phân giải cao. Ví dụ như hình ảnh giữa smartphone flagship và tầm trung có cùng độ phân giải sẽ cho ra chất lượng khác nhau. Nếu bạn vẫn chưa bị thuyết phục thì hai bức ảnh sau từ Pixel 4 và Honor 9X sẽ cho bạn thấy được.
[twenty20 img1=”126733″ img2=”126734″ offset=”0.5″ before=”Pixel 3 với 12MP” after=”Honor 9X với 48MP” hover=”true”]
Vậy thì tại sao những camera có độ phân giải lớn lại kém chi tiết hơn? Câu trả lời chính là Quad-Bayer, chi tiết về Quad-Bayer bạn có thể xem thêm tại đây. Ngắn gọn lại về nó, cảm biến Quad-Bayer sử dụng bộ lọc Quad-Bayer sẽ cho phép phần mềm camera của điện thoại chụp được hai tấm ảnh một lúc. Điều này cho phép xử lý hình ảnh (HDR và chế độ ban đêm) trên điện thoại tốt hơn và chất lượng ảnh đẹp hơn. Nhưng đổi lại thì chi tiết ở điều kiện thường sẽ không thể bằng được một camera 12MP thông thường. Lúc này sẽ là sự nhúng tay của các thuật toán để bức ảnh đẹp hơn, đó là thứ mà các smartphone giá rẻ có camera độ phân giải cao thiếu đi.
“Nhiếp ảnh điện toán”- Computational Photography, đây là thuật ngữ cho việc các bức ảnh sau khi chụp xong được sử dụng các thuật toán chỉnh sửa để cho ra một bức ảnh được tốt hơn vượt ra ngoài những gì ống kính và cảm biến thu được trong một lần chụp. Nhiếp ảnh điện toán hiện đang là tương lai và biểu lộ rõ nhất chính là các smartphone flagship cao cấp. Cân bằng trắng, cải thiện chi tiết, cân chỉnh màu sắc, tăng cường chụp đêm, tạo thêm hiệu ứng bokeh, xoá phông và làm đẹp người chụp. Tất cả đều là các tiến trình của nhiếp ảnh điện toán và nó đang ngày một tốt hơn rất nhiều, iPhone 11, iPhone 11 Pro và Google Pixel 4 đang là một ví dụ. Giống như trong một so sánh giữa iPhone 11 Pro và một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp, bạn có thể thấy được nhiếp ảnh di động đã được nâng cấp rất nhiều.
Bạn có biết đâu là ảnh từ iPhone 11 Pro và đâu là từ máy ảnh chuyên nghiệp?
Xem thêm: So sánh ảnh chụp từ iPhone 11 Pro và máy ảnh DSLR Canon, chất lượng đã gần hơn rất nhiều
Tất nhiên, việc nâng cấp các thuật toán điều chỉnh để nâng cấp khả năng xử lý là một tiến trình khó. Nó khó hơn gấp hai, ba lần so với việc nâng cấp độ phân giải nhưng nếu bạn đã bỏ công sức như Apple, Google và Samsung, bạn có thể thấy việc cải thiện phần mềm sẽ đem đến những kết quả tốt hơn nhiều so với cách thức tăng độ phân giải.