Nếu CPU của một chiếc máy tính là bộ não thì GPU được xem như là thùy não của nó. Chịu trách nhiệm cho việc render hình ảnh, video và hoạt ảnh ở định dạng 2D hoặc 3D, con chip này sẽ thực hiện nhiều phép tính toán phức tạp giúp giải phóng bộ vi xử lý để chúng có thể thực hiện những tác vụ khác. Tất nhiên với vô vàn GPU ngoài kia, việc đưa ra một lựa chọn phù hợp với nhu cầu và hầu bao là một chuyện hết sức khó khăn. Vậy GPU laptop nào thực sự phù hợp với bạn?
Tổng hợp
Vì có rất nhiều mẫu mã GPU, nên nếu bạn muốn một bảng tổng hợp thì hãy tham khảo bảng bên dưới.
Tích hợp hay rời: sự khác biệt
Có hai loại chính của bộ vi xử lý đồ họa: tích hợp và rời. Như cái tên của chúng, đồ họa tích hợp nghĩa là GPU sẽ được tích hợp chết vào trong CPU và cùng chia sẻ bộ nhớ với bộ vi xử lí. Những con chip rời được chứa trong card của chúng đi kèm với bộ nhớ riêng gọi là bộ nhớ video hay VRAM, đồng nghĩa với việc hoàn toàn không chạm vào RAM máy tính của bạn.
Nếu bạn muốn hiệu năng đồ họa tốt nhất, những con chip đồ họa rời sẽ luôn luôn đánh bại những con chip tích hợp. Lượng VRAM ở GPU thời điểm hiện tại dao động trong khoảng từ 2GB đến 10GB. Và vì được tích hợp dựa vào hệ thống RAM, những con chip đồ họa tích hợp sẽ không có khả năng tính toán của đối thủ của chúng. Điều này phải hoàn toàn ghi nhớ nếu bạn muốn trải nghiệm tựa game ưa thích ở mức thiết lập tối đa.
Ý nghĩa của tên và những con số
Quadro, GeForce, Radeon, HD Graphics, Iris,… bạn biết được bao nhiêu trong số những cái tên này?
Dòng GPU Quadro của NVIDIA dành cho những chiếc laptop thuộc lớp máy trạm (workstation), GeForce GTX dành cho dòng game chủ đạo, cho những người đam mê game và đa phương tiện, chắc bạn đã biết về dòng này.
GPU của AMD thì đơn giản mang tiền tố Radeon cùng một vài biệt danh hậu tố, ví dụ hậu tố R9 tượng trưng cho dòng hiệu năng cao, R7 thì tầm trung và R5, R3 thuộc phân khúc entry-level. Chữ M đặt sau những con số tượng trưng cho “Mobility” (tính di động) và được thiết kế chỉ định dành cho các thiết bị di động như laptop và tablet. Tuy nhiên, thế hệ hiện tại series 400 AMD đã bỏ đi chữ M và gắn vào từng con chip trong dòng này chữ RX tượng trưng cho khả năng hiệu suất.
Các con số đi kèm chỉ trực tiếp đến thế hệ GPU của các hãng, con số càng lớn thì thế hệ càng mới. Những con số đầu thường tượng trưng cho thế hệ và những con số sau là về cấp hiệu năng. Ví dụ GTX 1050 là thế hệ thứ 10 là và cấp thứ 5, còn GTX 980 là thế hệ thứ 9 nhưng lại ở cấp thứ 8, việc chênh lệch các cấp đồng nghĩa chúng cũng mạnh hơn (cấp cao hơn) trong trường hợp này GTX 980 thật sự mạnh hơn và mạnh hơn rất nhiều vì đây cũng chỉ sau duy nhất một thế hệ còn chệnh lệch nhiều đời thì cần phải đánh giá thông qua các điểm số benchmark từ người dùng hoặc các tester chuyên nghiệp.
Khác biệt so với số đông còn lại, GPU của Intel hoàn toàn không đặt tên theo các con số quy ước. Nghĩa là dù cho hãng có ra mắt bộ vi xử lý Intel thế hệ thứ 8 thì những mẫu GPU mạnh mẽ lại có những con số 600 (ví dụ Intel HD Graphics 620) thay vì là 800. Và tất nhiên con số càng lớn thì càng mạnh hơn, ví dụ 630 mạnh hơn 620.
Thông số GPU: Core, Base Clock và Memory Speed
Giống như laptop, GPU cũng đi kèm các thông số, hãy điểm sơ qua các thông số này phòng trường hợp các bạn không biết chúng là gì
Memory Bandwidth: Băng thông bộ nhớ, một trong những thứ chính để quyết định khi lựa chọn GPU. Băng thông bộ nhớ đo lường được tỉ lệ (GB/s) dữ liệu có thể được đọc và lưu trữ vào VRAM bởi card đồ họa. Một chiếc card đồ họa với băng thông bộ nhớ cao có thể render hình ảnh nhanh và chất lượng tốt hơn, nhưng hãy nhớ băng thông đồ họa chịu ảnh hưởng bởi tốc độ của memory clock (tốc độ xung bộ nhớ), loại và độ rộng.
Base Clock: Tốc độ cơ bản, đo lường ở megahertz (MHz) và thể hiện cho tốc độ của card đồ họa khi ở các ứng dụng kiểm tra non-stress. Đây là tốc độ bình thường mà GPU của bạn sẽ chạy ở các ứng dụng không nặng.
Boost Clock: Tốc độ boost, phụ thuộc vào sức mạnh hệ thống của bạn và nhiệt độ mà bạn có thể tăng tốc độ này lên vượt qua ngưỡng thiết lập của nhà sản xuất.
Memory Speed: Tốc độ bộ nhớ, là tốc độ của VRAM được đo bằng megahertz (MHz) và quyết định tần số dữ liệu đi qua giữa VRAM và GPU.
NVIDIA – CUDA Core: Kiến trúc thiết bị tính toán hợp nhất (Compute Unified Device Architecture), là ngôn ngữ lập trình của NVIDIA mà điểu khiển GPU theo cách riêng để thực hiện các tác vụ với tốc độ nhanh hơn và hiệu quả hơn. Nhiều core (lõi) được đóng gói vào một con chip để thực hiện các tính toán toán học dùng để render đồ họa của bạn. Càng nhiều nhân CUDA trên một con chip thì nó càng mạnh.
AMD – Stream Processor: Bộ xử lý dòng, tương tự như CUDA của NVIDIA Stream Processor thực hiện các tính toán toán học cần thiết để render đồ họa và Stream Processor càng nhiều thì con chip càng mạnh.
NVIDIA Quadro – Dành cho máy trạm
Tốt cho: Kĩ sư, thiết kế game, VR và Nghiên cứu
Không tốt cho: Tiền, thời lượng pin và trọng lượng
Dòng Quadro của NVIDIA thường được tìm thấy hầu hết ở các máy trạm di động được sử dụng để chạy các phần mềm như AutoCad hoặc Unreal Engine 4. Theo như NVIDIA thì thế hệ mới nhất của dòng GPU Quadro có hiệu năng gấp 3 lần, khả năng tính toán và bộ nhớ gấp 2 lần người tiền nhiệm. Quadro là dòng GPU dành cho các công việc thiết kế cho những tòa nhà trọc trời hoặc làm những bộ phim bom tấn.
Dòng GPU Quadro mới nhất loại trừ P3000 đều có tích hợp VR. Ngoài ra chúng cũng được xây dựng trên lối kiến trúc Pascal đem đến nhân CUDA nhiều hơn Maxwell.
NVIDIA GeForce – Bạn của game thủ
Tốt cho: Game, VR và đa phương tiện.
Không tốt cho: Game thủ có hầu bao không cao.
Mặc kệ bạn là game thủ thông thường hay là game thủ nặng kí thì dòng GeForce GTX là dành cho bạn. Ngoại trừ những con chip 1050 và 1050 Ti thì tất cả GPU trong dòng GTX series của GeForce đều có VR, cho phép laptop nhỏ như Alienware 13 OLED hay Razer Blade có khả năng sử dụng Rift hoặc Vive headset. Nhưng nếu bạn muốn “chơi lớn” thì có laptop MSI GT83VR Titan SLI và Origin PC Eon17-SLX 10 Series với màn hình 18.4-inch và hai GPU GTX 1080 SLI.
Nếu bạn nghĩ rằng phiên bản nhỏ gọn của GPU GeForce không mạnh thì công ty đã cho ra mắt GTX 1080 Ti với 35% hiệu năng nâng cao so với 1080 thông thường.
Phiên bản 1050 Ti không có tích hợp VR nhưng Oculus vẫn hoạt động trên công nghệ Asynchronous Space Warp để 1050 Ti được chứng thực thích hợp Oculus.
AMD Radeon RX: Khả năng chi trả cao hơn
Tốt cho: Khả năng chi trả, hiệu năng và hiệu quả
Không tốt cho: Game thủ tìm kiếm giải pháp VR, nhiệt độ cao.
Mặc dù bạn có thể thấy những GPU của AMD được tích hợp trong nhiều máy tính siêu khủng nhưng công ty cũng có những mẫu dành cho hệ thống di động như trên Alienware 17. Các phiên bản hiện tại của GPU dành cho các thiết bị di động đủ sức gánh được các tựa game như Rise of the Tomb Raider hoặc Deus Ex: Mankind Divided và vẫn có hỗ trợ Oculus Rift hay HTC Vive nhưng bạn chắc chắn sẽ thấy sự khác biệt của nó so với đối thủ, tất nhiên giá thành cũng dễ thở hơn.
Đặc biệt lưu ý, hỗ trợ Oculus không có nghĩa là hỗ trợ VR. Bằng cách sử dụng công nghệ Asynchronous Space Warp cho AMD RX 470, công ty đã có khả năng giảm giá thành của GPU nhưng vẫn cho phép hỗ trợ Oculus, tuy nhiên nó sẽ không hỗ trợ HTC Vive.
Intel Iris Plus Graphic: Thu hẹp khoảng cách so với card rời
Tốt cho: Chơi game nhẹ nhàng, máy trạm và render.
Không tốt cho: Game thủ và người dùng chuyên nghiệp cần hiệu năng đồ họa cao.
Iris Plus của Intel là một trong những cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa đồ họa tích hợp và rời. Nhắm đến những game thủ tầm trung, chip Iris Pro sẽ cho phép bạn chơi Liên Minh ở tỉ lệ khung hình tốt, tuy nhiên bạn hầu như sẽ chỉ thấy những GPU Iris Plus này cùng với các con chip rời trên các máy trạm mạnh mẽ.
Intel HD Graphics: Xem video và chơi WoW
Tốt cho: Khả năng chi trả, khả năng di chuyển và tính linh động
Không tốt cho: Hiệu năng
Từ những laptop siêu di động như Dell XPS 13 2-trong-1 đến dòng laptop doanh nhân như HP Elitebook 1030 G1, bạn sẽ tìm thấy chip đồ họa Intel HD Graphics ở những thiết bị này. Sử dụng chung bộ nhớ với CPU, các con chip tích hợp này khá ổn cho việc xem video và chơi các tựa game không đòi hỏi cấu hình cao. Bạn cũng sẽ tìm thấy một GPU tích hợp với con chip rời xen kẽ nhau tùy vào tác vụ. Nhưng khi bạn cần một thứ gì đó mạnh hơn cho tỉ lệ khung hình lớn cùng thiết lập đồ họa cao thì bạn sẽ cân nhắc lại.
Ngoài GPU
Về cơ bản, GPU là một thành phần quan trọng trong một chiếc máy tính không chỉ laptop mà còn cả desktop tuy nhiên lựa chọn GPU thường phải đi kèm với cả CPU (đối với desktop) tránh hiện tượng nghẽn cổ chai và sự thật là tất cả các thành phần bên trong máy tính đều quan trọng (RAM, ổ cứng, nguồn,..) do phải giữ một nhiệm vụ duy nhất và nên bạn cần thật sự cân nhắc lựa chọn các tuỳ chọn của mình để phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.