Tương tự thời điểm như năm ngoái, Google vừa giới thiệu phiên bản Android dành cho nhà phát triển. Phiên bản Android O dành cho nhà phát triển này đã được được phát hành vào ngày 21 tháng 3 với khá nhiều điểm thay đổi cũng như những tính năng khá thú vị.
Android O bước đầu sẽ được phát hành trên Google Pixel, Pixel XL, Pixel C, Nexus 6P, Nexus 5X và Nexus Player. Sau đây là những tính năng cũng như những điểm nổi bật trên phiên bản Android mới nhất của Google.
http://www.androidauthority.com/android-8-0-review-758783/
Bản phát hành cuối cùng của Android O sẽ có tên mã là Android 8.0 và như thông lệ sẽ được đặt tên theo một món tráng miệng với chữ cái bắt đầu là “O”. Các nhà phát triển bên thứ hai sẽ nhận được phiên bản này vào tháng 5, có thể là tại sự kiện Google I/O. Phiên bản chính thức của Android 8.0 sẽ được cung cấp cho Pixel, Nexus và Android One vào quý 3 năm nay, tức là khoản cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9.
Thanh thông báo
Cách bố trí thanh thông báo trên Android O nhìn chung có đôi nét tương đồng với Android 7.0 Nougat. Tuy nhiên, chúng được bố trí và sắp xếp gọn gàn hơn, các ứng dụng được gộp lại theo từng nhóm và có thể tương tác cùng một lúc với tất cả chúng cùng lúc.
Xử lý thông báo
Đối với việc xử lý thông báo, giờ đây bạn có thể làm nhiều hơn với chúng. Nếu bạn nhấn vào một thông báo, bạn sẽ thấy một nút tắt cho phần thông báo, tại đây bạn có thể vô hiệu hóa tất cả các thông báo của ứng dụng đó theo ý muốn.
Khi vuốt thông báo sang một bên, bạn sẽ nhận được hai biểu tượng: một biểu tượng giúp truy cập vào thông báo và một biểu tượng để hẹn giờ để nhận thông báo lại. Khi bạn chọn vào phần hẹn giờ thông báo sẽ có các tùy chọn bao gồm báo lại sau 15 phút, 30 phút, 60 phút hay tắt thông báo.
Cài đặt nhanh
Khi bạn mở phần cài đặt nhanh, ở các thiết bị dòng Nexus sẽ có màu xám aqua, trong khi Pixels duy trì màu sáng xanh.
Các phím tắt trong phần cài đặt nhanh (Wi-fi, dự liệu mạng, Bluetooth, không làm phiền) bây giờ có gấp đôi tính năng. Bạn vẫn có thể nhấn vào biểu tượng để bật và tắt cài đặt, nhưng nếu bạn gõ vào từ bên dưới sẽ mở ra trình đơn cài đặt.
Cũng giống như Nougat, bạn có thể chạm vào biểu tượng hình chiệc bút để chỉnh sửa thứ tự các phím tắt trong phần cài đặt nhanh này hoặc thêm các phím tắt khác. Bạn cũng có sẵn một phím tắt để thêm hoặc chuyển đổi giữa các tài khoản người dùng.
Android O bây giờ đã hỗ trợ cho các phù hiệu ứng dụng. “Biểu tượng phù hiệu ứng dụng” giống trên IOS, badge chính là các biểu tượng con số trong hình tròn đỏ xuất hiện trên các icon mỗi khi ứng dụng đó có thông báo mới. Tất nhiên, bạn sẽ có quyền kiểm soát hoàn toàn điều này trong phần cài đặt thông báo cá nhân của ứng dụng.
Sự thay đổi lớn nhất trong phần này so với Nougat là trình cài đặt được làm lại ngắn gọn hơn, không có quá nhiều tùy chọn như “wireless and networks”, “device”, “personal” và “system”. Thay vào đó, Android O sẽ có nhiều phần mô tả hơn, như “network and internet”, “connected devices”, “apps and notifications” và “security and screen lock”.
Đối với các thiết bị Pixel, trong tùy chọn “device theme” của phần cài đặt sẽ xuất hiện hai lựa chọn là Inverted or Pixel. Bạn sẽ thấy ngay sự thay đổi sẽ nằm tại khu vực Cài đặt nhanh, từ sáng sẽ chuyển sang tối màu.
Pixel có thêm phần Night Light trong phần cài đặt trong khi Nexus sẽ không có. Như các bạn đã nhớ, chế độ ban đêm đã xuất hiện trên các thiết bị Nexus tại phiên bản Android N, nhưng sau đó bị xóa do không đáp ứng được các yêu cầu của Google. Chế độ tối màu- Dark mode, xuất hiện trong cả hai phiên bản trước đó là Android M và Android N, tuy nhiên đến nay vẫn chưa xuất hiện chính thức trên bất cứ một thiết bị Android nào.
Các mục nhỏ trong menu cài đặt cũng được làm lại, phần quản lý pin và bộ nhớ được làm lại hoàn toàn mới, các thông tin về ứng dụng cũng có giao diện hoàn toàn mới. Một loạt công cụ đều được di chuyển vào phần system, bao gồm ngôn ngữ và input, ngày và giờ, cập nhật, thông tin điện thoại, các tùy chọn sao lưu và tùy chọn nghỉ. Ngoài ra, mọi thứ bạn đã biết trên Android 7.0 Nougat vẫn tồn tại trên Android O. Bên dưới là một số hình ảnh trong phần cài đặt trên phiên bản Android mới nhất của Google.
Bộ điều hướng giao diện người dùng
Cũng như Nougat, bạn có thể kích hoạt tính năng System UI Tuner (Bộ điều hướng giao diện người dùng) để tinh chỉnh một số thứ trong giao diện Android O sao cho phù hợp với từng sở thích cá nhân. Để kích hoạt tính năng này, bạn thanh thông báo xuống hoặc phần Cài đặt nhanh, sau đó bấm giữ biểu tượng Cài đặt hình bánh răng. Sau khi thấy biểu tượng quay kèm theo báo rùng thì tùy chọn đã được thêm vào.
System UI Tuner được chia làm bốn khu vực bao gồm: Status bar, Do not disturb, Navigation bar và Lock screen
Thanh trạng thái
System UI Tuner trên Android O cung cấp cho bạn danh sách toogles cho phép bật hoặc tắt hiển thị các biểu tượng đó trên thanh trạng thái, giúp bạn có thể xóa các biểu tượng như Bluetooth hay hostspot theo ý muốn.
Tùy chọn hiển thị tỷ lệ phần trăm pin bên trong biểu tượng pin, là tùy chọn trên System UI Tuner của Nougat, bầy giờ không còn nữa. Việc “luôn hiển thị phần trăm pin” trên Android O sẽ luôn giữa cho phần trăm pin hiển thị một bên cạnh biểu tượng pin, tương tự như trong phần Cài đặt nhanh.
Chế độ không làm phiền – Do not disturb
Chế độ không làm phiền chỉ hiển thị hai nút bật tắt: một để bật chế độ không làm phiền theo thanh tăng giảm âm lượng và còn lại cho phép thêm shortcut cho phép bạn không làm phiền khi bạn nhấn nút giảm âm lượng một lần nữa sau khi rung.
Tiếp theo là thanh điều hướng, hàng loạt các tính năng mới được xuất hiện trên Android O. Các tùy chỉnh cho phép bạn chọn giữa bình thường, nhỏ gọn nghiện sang trái hay sang phải (sao cho phù hợp với kích thước màn hình của thiết bị).
Bạn cũng có thể thêm các nút bổ sung ở bên trái và bên phải của các nút điều hướng truyền thống trên màn hình. Bạn có thể chọn giữa clipboard, keycode hoặc keyboard switcher. Clipboard cho phép bạn lưu một cái gì đó vào khay nhớ tạm tời, sau đó chỉ cần kéo nó từ nút trong thanh điều hướng vào bất cứ nơi nào bạn muốn thả, đây là một công cụ hữu ích cho email, số điện thoại hay các mục đã dán khác của bạn.
Keyboard switcher (bộ chuyển đổi bàn phím) cho phép bạn gán mã cho một nút và bạn cũng có thể đặt chúng bên trái hay phải của thanh điều hướng tùy thích. Ví dụ: nếu bạn muốn thêm nút con tron trỏ trái hay phải để di chuyển một ký tự bất kỳ sang trái hoặc phải mà không cần vuốt ngón tay, bạn chỉ định Keycode 21 cho bên trái và Keycode 22 cho bên phải. Sau đó, bạn có thể chỉ định cho chúng thành mũi tên trái hoặc phải và bắt đầu chỉnh sửa các lỗi chính tả của bạn một cách dễ dàng.
Màn hình khóa của Android O trông khá giống Nougat, tuy nhiên bạn có một số tùy chọn trong System UI Tuner. Thay vì các phím tắt để bật máy ảnh, voice assist nằm bên phải và trái góc dưới của màn hình, bạn có thể thay đổi các tùy chọn này theo bất kỳ điều gì bạn thích với khá nhiều tùy chọn được tích hợp trên Android 8.0.
Màn hình chờ cũng được sửa đổi. Chúng vẫn bao gồm phần đồng hồ vẫn được hiển thị lớn và một số biểu tượng ứng dụng nhỏ bất kỳ khác nằm bên dưới. Một số thông báo khác của các ứng dụng, ví dụ như Hangouts, sẽ được hiển thị nhiều thông tin hơn nhưng chỉ thông báo ở lần đầu tiên.
Picture-in-picture
Giống như Andorid TV, Android O sẽ hỗ trợ tính năng Picture-in-picture. Tính năng này tương tự như khi bạn sử dụng ứng dụng Youtube, video bạn đang xem sẽ được phát trong một cửa sổ nhỏ trong khi bạn thực hiện điều hướng các khu vực khác của ứng dụng. Bạn cũng có thể điểu chỉnh để tạm dừng hoặc tiếp tục phát ngay bên trong cửa sổ của video.
Sony đã tăng Google mã LDAC của họ, điều này có nghĩa là nếu bạn có một chiếc tại nghe Bluetooth được trạng bị LDAC, bạn sẽ có một chất lượng tốt hơn trên Android 8.0. Nhưng niềm vui không dừng ở LDAC, Android O cững hỗ trợ aptX, aptxHD cũng như SBC và AAC. Ngoài ra, Android O còn tích hợp sẵn API AAudio cho các ứng dụng đòi hỏi âm thanh có độ trung thực cao cùng độ trể thấp.
Notification channels (kênh thông báo) trên Android O giúp bạn có thể quản lý tốt hơn các thông báo từ ứng dụng của mình. Thay vì nhận hàng chục thông báo từ Twitter mỗi ngày, các Kênh thông báo sẽ cho phép bạn trả lời trực tiếp, chẳn hạng như chặn hay retweet các thông báo.
Bạn có thể quản lý tất cả chúng nhanh chóng bằng cách nhấn và giữ thông báo của ứng dụng trong hộp trong hộp thông báo hoặc thông qua các ứng dụng và phần thông báo cá nhân trong phần menu cài đặt.
Hỗ trợ bàn phím vật lý
Bàn phím cứng đã được hỗ trợ và sẽ còn được nhiều hơn thế trên Android trong tương lai, vì Chromebook hiện có quyền truy cập vào tất cả các ứng dụng của Google Play và nền tảng Andromeda. Google đa cố gắng đưa những phím như tab của bàn phím sẽ được thực hiện như thế nào để điều hướng trên Android.
Việc cài đặc các ứng dụng ngoài Google Play thường chỉ yêu cầu bạn bật “nguồn không xác định” trong phần bảo mật. Tuy nhiên, trong Andoid 8.0 mọi thứ sẽ có chút thay đổi. Bây giờ bạn phải cấp phép cho ứng dụng bạn đang sử dụng để tải file APK.
Ví dụ: nếu bạn muốn tải file APK qua Chrome, trươc tiên bạn sẽ được nhắc rằng phải cho phép Chrome cài đặt các ứng dụng qua nút “tin tưởng nguồn này” trong phần truy cập đặc biệt của các ứng dụng và thông báo. Bạn chỉ cần thực hiện việc này một lần cho mỗi ứng dụng và bạn luôn có thể thu hồi quyền này nếu cần thiết.
Quản lý các ứng dụng chạy nền
Google gần đây đã tối ưu hóa lượng pin cạn và việc sử dụng các tài nguyên cho việc chạy nền. Nhưng như chúng ta đã biết, gần đây Android quản lý khá nghiêm ngặt các ứng dụng chạy nền của mình, một cái từ lâu bị xem là khuyết điểm của hệ điều hành này.
Adaptive icons
Về cơ bản, Google sẽ cung cấp cho các nhà phát triển các ứng dụng có nhiều mầu hình cho mỗi biểu tượng để tích ứng với các thiết bị của họ. Ví dụ, ứng dụng Twitter có thể có hình tròn trên Galaxy S8 những có hình vuôn trên Google Pixel. Do đó, giúp các nhà sản xuất có thể linh hoạt tạo ra các biểu tượng phù hợp cho mình.
Tự động điền API
API tự động được giới thiệu trên Android O chi đơn giản là giúp các ứng dụng quản lý mật khẩu và dữ liệu tốt hơn các phiên bản trước. Google cho hay: “ Người dùng có thế chọn các ứng dụng để tự động điền API tương tự như việc họ chọn ứng dụng bàn phím, Ứng dụng tự động lưu và bảo vệ dữ liệu cho người dùng, chẳng hạn như địa chỉ, tên hay thậm chí là địa chỉ, tên người dùng hay thận chí là mật khẩu”.
Dải màu rộng
Anroid O hổ trợ “các gam màu rộng cho các ứng dụng” đôi nét tương đồng với công nghệ HDR nhưng thực tế đây chỉ là một bảng màu sắc cho các nhà phát triển ứng dụng. Các nhà phát triển bây giờ có thể tận dụng các thiết bị mới có màn hình rộng và được cải tiến để cho các ứng dụng có thể tận dụng được tất cả các màu sắc mà màn hình mang lại.
Bên cạnh đó việc Android O hỗ trợ các phông chữ để các nhà phát triển có thể tùy chỉnh cho phù hợp với họ và còn rất nhiều điểm nổi bật khác không được liệt kê hết ở trên.
Từ những gì được đề cập bên trên cho thất, Google đang ngày càng hoàn thiện mình hơn, Android O đang nối gót theo sau sự thành công của Android 7.0 Nougat. Với việc hỗ trợ tốt hơn cho bàn phím, âm thanh hay Bluetooth… Andoid O đang bắt kịp về rất nhiều thứ mà từ lâu người dung mong đợi.
Bản thử nghiệm dành cho các nhà phát triển mà Google vừa tung ra với nhiều bổ sung rất đáng chú ý. Mặc dù vậy, nếu bạn đang có một chiếc điện thoại hiện thông báo cập nhật Android O thì hãy đảm bảo rằng nó không phải là thiết bị chính của bạn. Mặc dù vẫn chưa ghi nhận bất cứ một lỗi nào trên phiển bản này nhưng bạn nên chờ đến khi có bản cập nhật ổn định chính thức cho thiết bị của mình.